Tại
sao phải kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại?
Asen và các kim loại
nặng như cadmium, chì và thủy ngân đều được cho là độc hại và có ảnh hưởng bất
lợi trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nguyên nhân của việc tích lũy
kim loại nặng trong các chuỗi thức ăn là do nguồn nước hoặc nguồn thực phẩm.
- Chì ảnh hưởng lâu
dài đến thần kinh của trẻ sơ sinh, gây còi cọc không lớn được và tim mạch của người lớn.
- Cadmium có gây độc
cho thận và gây khử khoáng xương (bone demineralisation).
- Thủy ngân gây độc
dưới dạng methyl thủy ngân có nhiều trong cá và hải sản/ Nhiễm độc thủy ngân
cực kỳ độc hại đối với hệ thần kinh.
- Nhiễm độc Asen trong
khoảng thời gian dài gây ung thư da, phổi, đường tiết niệu.
Các cơ quan chức năng
của mỗi quốc gia đưa ra những quy định về hàm lượng tối đa kim loại nặng độc
hại trong thực phẩm.
Tại Việt Nam Bộ Y Tế
quy định rất rõ về giới hạn kim loại nặng tại quy định 46/2007/QĐ-BYT. Ngoài ra
còn có QCVN 8-2:2011/ BYT quy chuẩn kỹ thuật đối với giới hạn ô nhiễm kim loại
nặng trong thực phẩm.
Các sản phẩm xuất khẩu
sang thị trường lớn như EU, Mỹ đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về
hàm lượng tối đa kim loại nặng theo các quy chuẩn điều lệ của EC và FDA trong
từng sản phẩm khác nhau.
An Tam foods siêu tầm & biên soạn