Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Kiến thức về gạo lứt

Như thế nào mới là Gạo lứt? 

Chúng ta thường nhầm tưởng chỉ gạo màu mới là gạo lứt, nhưng không phải vậy. Tất cả các loại lúa khi xay xát chỉ bỏ vỏ trấu (không bỏ vỏ cám + lau bóng) được gọi là gạo lứt. Gạo lứt cũng rất đa dạng và phong phú nhưng thường phân loại theo màu sắc của lớp cám: xám trắng, đỏ, tím than, đen.


Gạo lứt là thực phẩm nguyên hạt có nhiều chất dinh dưỡng và 80% chất dinh dưỡng nằm trong phần vỏ cám, vậy nên gạo lứt có cực kỳ nhiều tác dụng nhất là gạo lứt đen hoặc tím than.

Một số chất dinh dưỡng cụ thể là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Theo Wikipedia thì giá trị dinh dưỡng của gạo lứt hạt dài là như sau (100g):Năng lượng- 370kcal; Nước- 10,37g; Hydratcarbon (đường bột)- 77,24g; Chất xơ thực phẩm- 3,5g; Chất béo -2,92g; Protein- 7,94g; Vitamin B1- 0,401 mg; Vitamin B2-0,093mg; Vitamin B3 (Niacin)- 5,091 mg; Vitamin B5 (Acid pantotenic)- 1,493 mg; Vitamin B6- 0,509mg; Vitamin B9 (Acid folic)- 20µg, Ca- 23 mg; Fe-1,47 mg; Mg- 143mg; Mn- 3,743 mg ; P- 333 mg; K - 223 mg; Na- 7 mg; Zn- 2,02 mg ... Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg Mg, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.

Trong lớp vỏ và phôi của gạo lứt cũng chứa những chất trợ giúp cho hệ thống miễn dịch. Polysaccharides có tác dụng cải thiện chức năng miễn dịch. Gamma Oryzanol và các hợp chất dinh dưỡng tự nhiên khác nó làm tăng khả năng miễn dịch và làm giảm, chống lại quá trình viêm nhiễm. Chất Sterolin và phytosterol được chứng minh có hiệu quả mạnh chống virus và vi khuẩn.

Gạo lứt khi nấu thành cơm thì không nở như gạo trắng, ăn hơi ráp nhưng nếu ăn quen sẽ thấy hương vị ngon ngọt đặc biệt. Càng ngày người ta càng nhận thấy rằng gạo lứt (lức) có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật rất độc đáo. Cụ thể, gạo lứt đã được chứng minh là có thể điều hòa huyết áp, làm giảm các cholesterol xấu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Cholesterol xấu mới chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch còn ngược lại cholesterol tốt thì giúp loại trừ cholestrol xấu.

Gạo lứt đỏ, tím than có 4 tác dụng khá rõ rệt với con người: Hỗ trợ bệnh tim mạch; Hỗ trợ, làm giảm nguy cơ tiểu đường; Cải thiện chức năng tiêu hóa và Hỗ trợ giảm cân. Theo các nghiên cứu mới đây, gạo lứt có những tinh chất, hỗ trợ cho sức khỏe người dùng, ngăn cản sự phát triển của gốc tự do. Thức ăn tinh chất gạo lứt là một nguồn tuyệt vời của những hợp chất tự nhiên, với những thuộc tính kháng Oxy hóa như β-sitosterol. Rất nhiều loại acid như pherolic, ferulic , lipoic ,phytic, và các chất khác như phytosterol, ɣ-oryzanol , tocopherol, tocotrienol, Omega 3,6,9, CoQ10, polysaccharid, glucan, henucellulose ... có trong gạo lứt đều là những chất quét thải các gốc tự do, chống gây hại các tế bào bởi các gốc tự do, chống gây đột biến gen.. Trong lớp vỏ cám của gạo lứt còn có một loại dầu cám gạo, chứa chất dầu tocotrienol fator (TRF) có tác dụng loại bỏ những yếu tố gây huyết khối trong mạch máu, giúp chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, trong dầu cám còn chứa vitamin E có tác dụng chống lão hóa. Trong tinh chất gạo lứt chứa nhiều chất xơ ăn được và những hydrat carbon không tiêu hóa được nhưng có khả năng lên men, không tiêu hóa trong ruột non và đi vào ruột già. Nó sẽ được các vi sinh vật có lợi trong ruột lên men tạo thành các acid béo mạch ngắn đặc biệt là butyrat là những nguồn năng lượng tối thích cho vi sinh vật có lợi phát triển, nhờ đó hạn chế các bệnh mãn tính đường ruột. Đồng thời nó cũng được tạo ra các prebiotic là những thành phần các chất đã lên men cho phép những thay đổi đặc biệt cả về thành phần và hoạt lực của các vi sinh vật ở đường ruột, có lợi cho sức khỏe tiêu hóa. Các prebiotic này có tác dụng tăng cường miễn dịch.Tất cả các vi chất dinh dưỡng như Folat, vitamin B6, Polyphenol các chất kháng oxy hóa, và các modul miễn dich làm việc đồng hoạt làm giảm đi một số bệnh xâm nhập vào đường ruột. Gạo lứt còn cung cấp 27,3% luợng giá trị dinh dưỡng hàng ngày đối với selen. Đây là một lợi ích quan trọng vì hầu hết người dân không có đủ lượng selen cần phải có trong thực đơn hàng ngày của họ, mà selen lại là một vi khoáng quan trọng thiết yếu cho sức khoẻ con người. Selen là thành phần thiết yếu của một vài con đường trao đổi chất trong cơ thể, bao gồm sự trao đổi chất hormone tuyến giáp, hệ thống phòng chống sự oxi hoá và hệ miễn dịch.

 Các nhà khoa học đã theo dõi 75.000 phụ nữ trong 10 năm và nhận thấy nếu ăn 2 bát cơm rưỡi nấu bằng gạo lứt mỗi ngày thì sẽ giảm được 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cho rằng, nếu như những người phụ nữ đó không mắc bệnh béo phì, không hút thuốc lá thì chắc chắn kết quả sẽ còn cao hơn hơn nữa. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học Mỹ cũng cho thấy nếu ăn mỗi ngày 85g cám trong 6 tuần lễ cũng sẽ giảm được 45% cholesterol - nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tạp chí Nature Medicine tháng 1/ 2001 đưa tin: Những người ăn ngũ cốc thô cũng giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một công trình nghiên cứu khác cho thấy ở 75.521 đối tượng tình nguyện ăn ngũ cốc thô đã giảm được tỷ lệ tai biến do các bệnh tim mạch 30 - 40% so với những người ăn ngũ cốc đã xay xát kỹ.

Một số người đã dùng gạo lứt rang làm trà uống trong vòng 6 tháng đã thấy rất nhiều kết quả như sau: Sức khỏe tăng thêm, làm việc nhiều không thấy mệt. Bớt béo, bớt cholesterol, tiểu đường. Chữa được táo bón, bớt bị đau bụng, chữa bệnh hôi miệng. Chữa được bệnh phong thấp, bệnh ra mồ hôi, đau lưng nhức mỏi. Da dẻ tươi sáng, không cần dùng kem dưỡng da.

Hiện nay trên thị trường có bán sẵn các loại trà gạo lứt và được nhiều người hưởng ứng. Có cả loại "Trà gạo lứt cỏ ngọt" để dành cho những người đang điều trị tiểu đường hay đang muốn giảm cân. Thành phần: Gạo lứt 80%. Hoa cúc, lá nếp thơm, lá sen, cỏ ngọt: 20% .Công dụng: Thanh lọc gan, giảm các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi do rượu bia. Giúp dễ ngủ, cho giấc ngủ ngon và sâu. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu. Hỗ trợ tiêu hóa.
Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lức có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột.

Gạo lứt muối mè (vừng), bao gồm cơm nấu bằng gạo lứt + rang trộn với muối hầm, ăn theo cách số 7 là phương pháp chữa bệnh bằng thực dưỡng Oshawa. Gạo lứt muối mè có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y như: ung bướu, viêm đại tràng, tiểu đường, ung thư, thanh lọc gan, táo bón...

An Tâm Foods tổng hợp từ Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét