KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHOẺ
Đề cập đến sức khoẻ, chúng ta thường nghe những câu phổ biến như :
1. “Sức khoẻ là vàng”
2. “Chúng ta thường mơ ước rất nhiều điều, nhưng khi bệnh tật, chúng ta chỉ còn ước một điều duy nhất: đó là có sức khoẻ”
3. “Mất sức khoẻ là mất tất cả” …
1. “Sức khoẻ là vàng”
2. “Chúng ta thường mơ ước rất nhiều điều, nhưng khi bệnh tật, chúng ta chỉ còn ước một điều duy nhất: đó là có sức khoẻ”
3. “Mất sức khoẻ là mất tất cả” …
Chúng ta có thể đã quan tâm nhiều đến tầm quan trọng của sức khoẻ nhưng “Sức khoẻ là gì” thì dường như có nhiều kiểu định nghĩa khác nhau tuỳ theo trình độ hiểu biết của mỗi người. Đến nay, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO ) đã đưa ra định nghĩa chuẩn về sức khoẻ như sau :
" HEALTH IS STATE OF COMPLETE PHYSICAL, MENTAL AND SOCIAL WELL BEING AND NOT MERELY THE ABSENT OF DESEASE OR INFIRMITY"
“Sức khoẻ không chỉ là tình trạng không bệnh, tật của cơ thể, mà còn là trạng thái tinh thần bình an, tâm lý thoải mái với tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống”
Túm lại: “ Sức khoẻ của một người là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố tạo nên tinh thần và thể chất của con người ấy”
Để hoàn thiện khái niệm về sức khoẻ, chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng mối tương quan giữa tinh thần và thể chất. Từ đầu mối này, chúng ta có thể truy tìm nguồn gốc của bệnh tật, để biết được nguyên nhân nào đã làm cho sức khoẻ của chúng ta được "ổn định" hay “có vấn đề”. Khi “truy cứu căn nguyên nguồn gốc” như thế chúng ta đồng thời sẽ làm sáng tỏ nhiều điều cần biết để tránh những tật bệnh gây ra do sự thiếu hiểu biết của mình.
CON NGƯỜI: CỖ MÁY SINH HỌC KỲ DIỆU
Khoa học vẫn coi con người là đối tượng vẫn cần phải liên tục tìm hiểu và khám phá. Dẫu rằng nền văn minh của chúng ta ngày càng tiến bộ, dẫu rằng chúng ta đã lập được bản đồ gien người, dẫu rằng chúng ta đã có những thiết bị kỹ thuật xâm nhập vào não bộ để đọc tư tưởng, nhưng vẫn còn nhiều điều quan trọng khác về con người mà chúng ta chưa biết được. Một trong số những điều quan trọng đó là nguyên nhân bệnh tật. Có quá nhiều yếu tố tham gia vào sức khoẻ của chúng ta và những yếu tố ấy lại tác động lẫn nhau khiến nó trở thành một mớ bòng bong, một sự rối rắm khó lường.
Tuy nhiên chúng ta thấy rõ : Bộ máy con người gồm có những cơ quan, bộ phận hoạt động liên quan gắn kết với nhau trong một thể thống nhất, trong đó yếu tố tinh thần có những tác động nhất định đến sức khoẻ toàn diện. Tất cả cấu trúc ấy đã biến con người thành một cỗ máy sinh học kỳ diệu trong vũ trụ. Chúng ta có thể nhận định bằng một số khái niệm như sau :
*Mỗi cơ quan, bộ phận của cơ thể đều liên hệ với nhau và liên hệ đến sức khoẻ tổng thể. Vì vậy, sự yếu đuối bệnh tật của một hoặc vài cơ quan, bộ phận riêng rẽ nào đó đều có tác động đến sức khoẻ toàn diện, và ngược lại sức khoẻ toàn diện cũng ảnh hưởng đến từng bộ phận cơ quan.
*Tinh thần và thể chất luôn có tác động tương hỗ. Trạng thái, cảm xúc của tinh thần ảnh hưởng đến thể chất và chịu sự tác động ngược lại của thể chất. Tuy nhiên, tuỳ trình độ tiến hoá của đối tượng mà tác động thuận chiều hay ngược chiều là quan trọng hơn .
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Muốn phòng bệnh hay chữa bệnh chúng ta phải biết nguyên nhân gây bệnh. Vì tính cách đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây bệnh trong nhiều trường hợp, một số loại bệnh, nhất là những loại bệnh lạ hiện nay, nên việc tìm hiểu nguyên nhân chỉ mang tính liệt kê và hướng dẫn tổng quát. Để tìm hiểu rõ ràng chi tiết hơn , các bạn có thể tìm đọc các đề mục chuyên môn về các lãnh vực được đề cập.
Những yếu tố nổi bật tác động đến sức khoẻ gồm có chủ quan và khách quan .
Yếu tố chủ quan : Tinh thần và thể chất
Yếu tố khách quan : Môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội
Về Thể Chất : Liên quan đến thể chất có các vấn đề về
· Ăn uống
· Hít thở
· Sinh hoạt
· Vận động
Về Tinh Thần : Ở lãnh vực này các trạng thái cảm xúc (tình chí) có liên quan như : Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Bi, Dục, Khủng.
Môi Trường Thiên Nhiên : Cácloại khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, môi trường như sinh quyển, địa quyển, thuỷ quyển.
Môi Trường Xã Hội : Tình chí trong giao tiếp, tai nạn, dịch bệnh…
Yếu Tố Bản Thân : Cơ địa, thể lực, tuổi tác
Yếu Tố Gia Đình : Di truyền
THỂ CHẤT
Ăn Uống :Mỗi cá nhân có biết ăn uống đúng hay không ( Chọn chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp bản thân mỗi người về cơ địa, thể lực, tuổi tác, nhu cầu dinh dưỡng trong từng tình trạng sức khoẻ.)
Hít Thở : Mỗi cá nhân có biết cách thở đúng hay không (Hít thở sâu và chậm rãi bằng mũi, làm tăng dung tích phổi, tăng dưỡng khí nuôi dưỡng các tế bào cơ thể. Nên tập thở bụng (hít vào bụng căng, thở ra bụng xẹp) là cách thở phù hợp tự nhiên , mang nhiều năng lượng sống cho cơ thể)
Sinh Hoạt : Mỗi cá nhân có biết sinh hoạt điều độ, chừng mực hay không (, giữ nhịp điệu sinh học của cơ thể phù hợp với nhịp điệu vận hành của tự nhiên giới. Các hoạt động nên hướng về mục tiêu phát triển và tiến hoá tinh thần, giảm thiểu những hoạt động thiên về hưởng thụ vật chất. )
Vận Động : Mỗi cá nhân có biết vận động thể lực đúng hay không ( Các động tác cơ bản của con người là Đi, Đứng, Nằm, Ngồi. Các tư thế vận động của các khớp trong cơ thể là cúi, gập, ưỡn, ngửa, co, duỗi, nghiêng, quay, phải trái, trước sau.
Thường xuyên vận động cơ thể ở tất cả các động tác cơ bản, tất cả các tư thế hoạt động của các khớp để cơ thể luôn mềm dẻo linh hoạt và cân bằng) .
TINH THẦN
Đây là phần quan trọng của con người. Trước mỗi tình huống, con người đều có nhận thức. Tuỳ theo nhận định tích cực hay tiêu cực mà con người có cảm xúc tích cực hay tiêu cực . Các tình chí phát sinh là Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Bi, Dục, Khủng. Những tình chí này nếu có tần suất dầy hoặc/và ở mức độ cao sẽ tác động đến cơ thể vật chất. Cảm xúc làm não bộ sản xuất ra các Nội tiết tố tương ứng với từng tình chí làm ảnh hưởng đến cơ quan chịu tác động của các nội tiết tố này.
Hỉ, Ái (vui, mừng, cảm động, yêu thương) thái quá , hại Tâm
Nộ, Ố (giận, ghét, oán, thù) thái quá, hại Can
Bi (buồn bực, thất vọng, chán nản) thái quá, hại Phế
Dục (lo nghĩ vì (muốn)) thái quá, hại Tỳ
Khủng (sợ hãi) thái quá, hại Thận
Cảm xúc làm hơi thở thay đổi theo các tình chí và nhịp tim cũng thay đổi theo hơi thở, điều này trực tiếp tác động đến hệ tuần hoàn và hệ hô hấp, gián tiếp ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Vì thế, trạng thái tinh thần thường xuyên bất ổn trầm trọng hay gây nên các bệnh nội thương cho cơ thể.
MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN
Nơi con người cư trú, thiên nhiên bao quanh chúng ta là Sinh quyển (môi trường không khí, gió) Thuỷ quyển (môi trường nước, sông, biển, ao, hồ, suối, nước ngầm (giếng)) và Địa quyển (môi trường đất đá, núi non, đồng bằng ) là những yếu tố phối hợp với khí hậu, thời tiết…để tác động đến sức khoẻ của chúng ta . Đông Y gọi các yếu tố này là “Lục Dâm” gồm : Phong (gió) Hàn (lạnh) Thử (hanh) Thấp (ẩm) Táo (Khô) Hoả (nóng).
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
Các hoạt động giao tiếp giữa người với người trong xã hội, trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, công việc, tình cảm ….nảy sinh các tình chí hoặc tích cực hoặc tiêu cực trong hoạt động tinh thần của con người. Nói cách khác môi trường xã hội tác động đến tinh thần, tình cảm và hoạt động của chúng ta, là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng lên sức khoẻ con người.
Hoạt động sống của chúng ta cũng có thể phát sinh tai nạn hoặc tự mình tạo ra hoặc người khác tạo ra cho mình, những tai nạn ấy có thể là do giao thông, do tranh chấp cãi vã, đánh nhau , do lao động, do chiến tranh…
Giao lưu xã hội cũng còn khiến chúng ta mắc các dịch bệnh truyền nhiễm, các bệnh xã hội ….
YẾU TỐ BẢN THÂN
Mỗi người là một thực thể duy nhất, không có một thực thể nào khác có thể giống hệt hoặc thay thế. Người ta có thể mô tả ví von một cách rất hình tượng là : Con người là sản phẩm của thiên nhiên, mà thiên nhiên là một nghệ sĩ sáng tạo vô tận, vì mỗi khi “nặn” xong một con người là thiên nhiên đập bỏ luôn khuôn mẫu ấy.
Đó là điều chúng ta có thể mô tả về con người một cách chính xác. Như thế “cơ địa” của mỗi người là duy nhất, thể lực của mỗi người không ai giống ai, và tuổi tác mỗi người trong từng giai đoạn cuộc đời cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ một mức nhất định nào đó.
YẾU TỐ DI TRUYỀN
Gia tộc, huyết thống, giòng dõi của một người có những ảnh hưởng trên một số lãnh vực của con người. Một trong những lãnh vực ấy là sức khoẻ. Sự thể hiện rõ nét của gia tộc trên một con người là gien di truyền của tổ tiên ông bà cha mẹ trên con người đó. Tật bệnh của con cháu có thể là sự thừa hưởng từ những tiền nhân trong gia tộc họ. Sự thừa hưởng gien này cũng là một sợi dây vô hình gắn bó những người cùng huyết thống với nhau.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ HIỆN TƯỢNG
Chúng ta có thể giải thích nguyên nhân gây bệnh theo quan điểm của các nền y học khác nhau
Nguyên nhân gây bệnh có thể do từ môi trường bên ngoài gây nên như : vi trùng, siêu vi, dịch bệnh làm lây nhiễm, rối loạn chức năng, tai nạn gây nên tổn thương cơ thể .
Nguyên nhân cũng có thể do từ môi trường bên trong như cơ địa của mỗi cá nhân, gien di truyền, thể lực, tuổi tác ….
Những nguyên nhân bên trong và bên ngoài này xảy ra trong quá trình sống vì các hoạt động như ăn uống, sinh hoạt, tiếp xúc với xã hội, con người và các động vật khác; ảnh hưởng môi trường thiên nhiên như thời tiết, khí hậu; mức độ ô nhiễm của môi trường sống (khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển)
Đối với Y Học Cổ Truyền, nguyên nhân bệnh tật là do mất quân bình âm dương trong cơ thể, (mất quân bình giữa các yếu tố tích cực và tiêu cực ) khiến cho tà khí thịnh, chính khí suy, nguyên khí giảm .
Hiện tượng xảy ra là huyệt đạo không thông, kinh mạch bế tắc, lục phủ ngũ tạng bị thương tổn. Sự thương tổn này ảnh hưởng dây chuyền lẫn nhau do những tương quan chức năng trong một cơ chế hoạt động thống nhất .
Y Học Năng Lượng là ngành Y sử dụng năng lượng sinh học để chữa bệnh . Theo quan điểm của ngành Y này thì nguyên nhân sâu xa của bệnh tật có nguồn gốc từ sự hoạt động của trường năng lượng sinh học. Mỗi tế bào trong cơ thể đều có một đám mây điện từ bao quanh và các dòng hào quang tuôn chảy theo hệ thống. Khi đám mây điện từ ở khu vực nào yếu, hoạt động lộn xộn, và các dòng hào quang lệch lạc, tắc nghẽn thì khu vực đó sẽ sinh ra bệnh tật .
Đó là những quan điểm của các ngành Y Học hiện nay của con người khi nói về nguyên nhân gây bệnh .
Khi có sức khoẻ các bạn muốn mình có được nhiều thứ hơn trong cuộc sống nhưng khi không có sức khoẻ các bạn chỉ muốn duy nhất một thứ: ĐÓ LÀ SỨC KHOẺ.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ HIỆN TƯỢNG
Chúng ta có thể giải thích nguyên nhân gây bệnh theo quan điểm của các nền y học khác nhau
Y HỌC HIỆN ĐẠI
Nguyên nhân gây bệnh có thể do từ môi trường bên ngoài gây nên như : vi trùng, siêu vi, dịch bệnh làm lây nhiễm, rối loạn chức năng, tai nạn gây nên tổn thương cơ thể .
Nguyên nhân cũng có thể do từ môi trường bên trong như cơ địa của mỗi cá nhân, gien di truyền, thể lực, tuổi tác ….
Những nguyên nhân bên trong và bên ngoài này xảy ra trong quá trình sống vì các hoạt động như ăn uống, sinh hoạt, tiếp xúc với xã hội, con người và các động vật khác; ảnh hưởng môi trường thiên nhiên như thời tiết, khí hậu; mức độ ô nhiễm của môi trường sống (khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển)
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Đối với Y Học Cổ Truyền, nguyên nhân bệnh tật là do mất quân bình âm dương trong cơ thể, (mất quân bình giữa các yếu tố tích cực và tiêu cực ) khiến cho tà khí thịnh, chính khí suy, nguyên khí giảm .
Hiện tượng xảy ra là huyệt đạo không thông, kinh mạch bế tắc, lục phủ ngũ tạng bị thương tổn. Sự thương tổn này ảnh hưởng dây chuyền lẫn nhau do những tương quan chức năng trong một cơ chế hoạt động thống nhất .
Y HỌC NĂNG LƯỢNG
Y Học Năng Lượng là ngành Y sử dụng năng lượng sinh học để chữa bệnh . Theo quan điểm của ngành Y này thì nguyên nhân sâu xa của bệnh tật có nguồn gốc từ sự hoạt động của trường năng lượng sinh học. Mỗi tế bào trong cơ thể đều có một đám mây điện từ bao quanh và các dòng hào quang tuôn chảy theo hệ thống. Khi đám mây điện từ ở khu vực nào yếu, hoạt động lộn xộn, và các dòng hào quang lệch lạc, tắc nghẽn thì khu vực đó sẽ sinh ra bệnh tật .
Đó là những quan điểm của các ngành Y Học hiện nay của con người khi nói về nguyên nhân gây bệnh .
Khi có sức khoẻ các bạn muốn mình có được nhiều thứ hơn trong cuộc sống nhưng khi không có sức khoẻ các bạn chỉ muốn duy nhất một thứ: ĐÓ LÀ SỨC KHOẺ.
Cầu chúc Quý Vị luôn mạnh khoẻ và vui vẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét