MINH BẠCH TRONG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH HỮU CƠ
NGÔI NHÀ ORGANIC CHO BÉ VÀ MẸ·5 THÁNG 10 2016
NGÔI NHÀ ORGANIC CHO BÉ VÀ MẸ·5 THÁNG 10 2016
Theo dõi một số trang nhóm chuyên về hàng organic (hữu cơ), tôi nhận thấy đa số người tiêu dùng không hình dung được thế nào là một nhà sản xuất hữu cơ minh bạch, đáng tin cậy mà chỉ chăm chăm nhìn vào tờ giấy chứng nhận hữu cơ và trao gửi toàn bộ lòng tin cho nó. Chỉ cần nhà sản xuất đưa ra tờ giấy chứng nhận là tin ngay và luôn, mà không cần hiểu tờ giấy phản ánh tiêu chuẩn hữu cơ như thế nào và mang ý nghĩa gì. Trước khi đọc bài viết này, các bạn nên xem lại bài viết của tôi lần trước về Tiêu chuẩn hữu cơ tại: https://www.facebook.com/notes/ngô...
Trong các hệ thống đánh giá nhà sản xuất hữu cơ thì chứng nhận hữu cơ của Hoa Kỳ, Nhật, Châu Âu được xem là khắt khe và khó khăn nhất vì bộ quy chuẩn đồ sộ và thuộc dạng chứng nhận độc lập bên thứ ba. Các dạng chứng nhận theo hình thức phong trào xã hội tự kết nạp, tự thẩm định , và tự cấp giấy như PGS (Participatory Guarantee System) thì tôi không bàn đến, các bạn tự tìm hiểu thêm. Ở Việt Nam, chứng nhận hữu cơ của Hoa Kỳ (USDA Organic) hết sức phổ biến và được nhiều người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định tiêu chuẩn dù “khắt khe” đến mấy cũng không bao giờ thay thế được kiến thức và sự cảnh giác mà bắt buộc người tiêu dùng phải tự trang bị, đặc biệt là trong một xã hội “vô luật pháp” như Việt Nam. Bài viết này nhằm mục đích giúp các bạn có cái nhìn đa chiều để tự đánh giá và kiểm chứng nhà sản xuất hữu cơ.
Trước hết, các bạn cần hiểu là chứng nhận hữu cơ độc lập bên thứ ba (vd: USDA Organic) do các certifying agents (hiểu nôm na là đại lý được ủy quyền) cấp cho nhà sản xuất hữu cơ. Chi phí cấp chứng nhận loại này rất đắt đỏ (khoảng 10.000 đến 30.000 USD/năm tùy quy mô sản xuất). Như vậy về bản chất, chứng nhận hữu cơ là một mô hình kinh doanh, các đại lý được ủy quyền sẽ đi bán tờ giấy và tiêu chuẩn cho những nhà sản xuất cần lòng tin của xã hội hoặc cần gây dựng tiếng tăm thương hiệu.
Trong các hệ thống đánh giá nhà sản xuất hữu cơ thì chứng nhận hữu cơ của Hoa Kỳ, Nhật, Châu Âu được xem là khắt khe và khó khăn nhất vì bộ quy chuẩn đồ sộ và thuộc dạng chứng nhận độc lập bên thứ ba. Các dạng chứng nhận theo hình thức phong trào xã hội tự kết nạp, tự thẩm định , và tự cấp giấy như PGS (Participatory Guarantee System) thì tôi không bàn đến, các bạn tự tìm hiểu thêm. Ở Việt Nam, chứng nhận hữu cơ của Hoa Kỳ (USDA Organic) hết sức phổ biến và được nhiều người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định tiêu chuẩn dù “khắt khe” đến mấy cũng không bao giờ thay thế được kiến thức và sự cảnh giác mà bắt buộc người tiêu dùng phải tự trang bị, đặc biệt là trong một xã hội “vô luật pháp” như Việt Nam. Bài viết này nhằm mục đích giúp các bạn có cái nhìn đa chiều để tự đánh giá và kiểm chứng nhà sản xuất hữu cơ.
Trước hết, các bạn cần hiểu là chứng nhận hữu cơ độc lập bên thứ ba (vd: USDA Organic) do các certifying agents (hiểu nôm na là đại lý được ủy quyền) cấp cho nhà sản xuất hữu cơ. Chi phí cấp chứng nhận loại này rất đắt đỏ (khoảng 10.000 đến 30.000 USD/năm tùy quy mô sản xuất). Như vậy về bản chất, chứng nhận hữu cơ là một mô hình kinh doanh, các đại lý được ủy quyền sẽ đi bán tờ giấy và tiêu chuẩn cho những nhà sản xuất cần lòng tin của xã hội hoặc cần gây dựng tiếng tăm thương hiệu.
Vậy tờ giấy đó chứa những thông tin gì? Nó cho bạn biết tên nông trại được chứng nhận (có thể kèm khu vực xã/phường nơi đặt nông trại), số chứng nhận, tên đơn vị cấp chứng nhận, thời hạn hiệu lực của chứng nhận, và cuối cùng là một mớ chữ ký loằng ngoằng và con dấu. Nếu chỉ dựa vào tờ giấy với các thông tin đơn giản như vậy mà tin và mua luôn sản phẩm thì các bạn đã tự biến mình thành con Lừa lúc nào không hay, đó là chưa nói đến việc tờ giấy có thể bị làm “giả”. Tra cứu trên cơ sở dữ liệu của USDA (organic integrity database) từ số chứng nhận thì các bạn cũng chỉ moi thêm được 1 thông tin duy nhất: các dòng sản phẩm chính được chứng nhận; vậy còn các sản phẩm chi tiết của từng dòng thì sao?
Vì bản chất là mô hình kinh doanh nên khách hàng cần được “chiều chuộng” một chút. Sau khi nhà sản xuất được cấp chứng nhận lần đầu thì hàng năm, nếu nhà sản xuất có nhu cầu tiếp tục mua giấy (renew chứng nhận hữu cơ) các đại lý được ủy quyền (certifying agents) sẽ ghé nông trại một lần theo lịch “hẹn trước” để kiểm định và lấy mẫu. Một nhà sản xuất láu cá thừa sức phù phép nông trại và mẫu kiểm định để có lợi cho mình, đó là chưa nói đến những tiêu cực “ngầm” khác giữa đôi bên.
Vì bản chất là mô hình kinh doanh nên khách hàng cần được “chiều chuộng” một chút. Sau khi nhà sản xuất được cấp chứng nhận lần đầu thì hàng năm, nếu nhà sản xuất có nhu cầu tiếp tục mua giấy (renew chứng nhận hữu cơ) các đại lý được ủy quyền (certifying agents) sẽ ghé nông trại một lần theo lịch “hẹn trước” để kiểm định và lấy mẫu. Một nhà sản xuất láu cá thừa sức phù phép nông trại và mẫu kiểm định để có lợi cho mình, đó là chưa nói đến những tiêu cực “ngầm” khác giữa đôi bên.
Vậy tại sao chứng nhận hữu cơ độc lập bên thứ ba vẫn được xem là uy tín nhất trên thế giới? Câu trả lời là tờ giấy phải đi kèm với một thể chế giám sát rất chặt chẽ của chính quyền do dân bầu lên; với hệ thống luật pháp nghiêm minh, chế tài rõ ràng; với văn hóa minh bạch thượng tôn uy tín của xã hội (mất uy tín là xem như mất tất cả); với cơ chế theo dõi và báo cáo trực tiếp từ người tiêu dùng. Ở các nước phát triển (Hoa Kỳ, Nhật, Châu Âu) thì các yếu tố trên được đảm bảo nên các bạn có thể tin tờ giấy ở một mức độ nhất định (không tuyệt đối nhưng cũng tương đối). Nhiều nhà sản xuất organic uy tín lâu năm ở Hoa Kỳ thậm chí chả cần phải renew tờ giấy này nhưng ai cũng phải thừa nhận chất lượng và ngả mũ. Còn ở Việt Nam thì các yếu tố trên hoàn toàn vắng bóng nên không gì có thể thay thế được sự minh bạch và uy tín của nhà sản xuất, việc tin hoàn toàn vào tờ giấy cũng đồng nghĩa với việc tự biến mình thành con Lừa.
Câu hỏi đặt ra là làm sao phân biệt được một nhà sản xuất hữu cơ minh bạch, đáng tin cậy ở Việt Nam? Trước hết chúng ta cùng điểm lại một vài mánh khóe lừa bịp hữu cơ phổ biến ở Việt Nam hiện nay:
1. Dán nhãn hữu cơ “tự phong” mặc dù không theo bất kỳ tiêu chuẩn canh tác nông nghiệp nào và lý giải với khách hàng là hàng “nhà trồng” nên “sạch”.
2. Dán nhãn hữu cơ mặc dù thực tế sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn Viet GAP hay Global GAP (được liệt vào các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp an toàn).
3. Dán nhãn hữu cơ và giải thích cho khách hàng là sản phẩm theo tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam. Đây là điều bịa đặt vì Việt Nam tuy là nước nông nghiệp nhưng đến nay vẫn chưa hề có chuẩn canh tác hữu cơ mà chỉ có chuẩn canh tác nông nghiệp an toàn (Viet GAP) dựa theo chuẩn canh tác hóa học an toàn của thế giới (Global GAP). Ngay cả chứng nhận hữu cơ “phong trào” PGS cũng phải theo các tiêu chí chung của tổ chức sáng lập là IFOAM.
4. Mua tem giả có hình logo của USDA Organic hoặc EU Organic Farming về dán lên sản phẩm để tăng giá bán gấp 3-5 lần. Chiêu này dễ bị phát hiện nếu tra cứu trên cơ sở dữ liệu của USDA (organic integrity database).
5. Lén lút duy trì dán nhãn hữu cơ USDA Organic lên sản phẩm dù thực tế đã bị đơn vị trung gian rút chứng nhận hoặc chứng nhận đã hết hạn (hàng năm phải xin kiểm định và cấp lại). Chiêu này cũng dễ bị phát hiện khi tra cứu trên cơ sở dữ liệu của USDA (organic integrity database).
6. Xin cấp chứng nhận hữu cơ một diện tích canh tác nhỏ rùi trộn lẫn sản phẩm bên ngoài không đạt chuẩn để bán kiếm lời.
1. Dán nhãn hữu cơ “tự phong” mặc dù không theo bất kỳ tiêu chuẩn canh tác nông nghiệp nào và lý giải với khách hàng là hàng “nhà trồng” nên “sạch”.
2. Dán nhãn hữu cơ mặc dù thực tế sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn Viet GAP hay Global GAP (được liệt vào các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp an toàn).
3. Dán nhãn hữu cơ và giải thích cho khách hàng là sản phẩm theo tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam. Đây là điều bịa đặt vì Việt Nam tuy là nước nông nghiệp nhưng đến nay vẫn chưa hề có chuẩn canh tác hữu cơ mà chỉ có chuẩn canh tác nông nghiệp an toàn (Viet GAP) dựa theo chuẩn canh tác hóa học an toàn của thế giới (Global GAP). Ngay cả chứng nhận hữu cơ “phong trào” PGS cũng phải theo các tiêu chí chung của tổ chức sáng lập là IFOAM.
4. Mua tem giả có hình logo của USDA Organic hoặc EU Organic Farming về dán lên sản phẩm để tăng giá bán gấp 3-5 lần. Chiêu này dễ bị phát hiện nếu tra cứu trên cơ sở dữ liệu của USDA (organic integrity database).
5. Lén lút duy trì dán nhãn hữu cơ USDA Organic lên sản phẩm dù thực tế đã bị đơn vị trung gian rút chứng nhận hoặc chứng nhận đã hết hạn (hàng năm phải xin kiểm định và cấp lại). Chiêu này cũng dễ bị phát hiện khi tra cứu trên cơ sở dữ liệu của USDA (organic integrity database).
6. Xin cấp chứng nhận hữu cơ một diện tích canh tác nhỏ rùi trộn lẫn sản phẩm bên ngoài không đạt chuẩn để bán kiếm lời.
Trong các mánh khóe trên, khó phát hiện nhất là mánh khóe cuối cùng vì trường hợp này nhà sản xuất vẫn có tờ giấy kèm số chứng nhận và một ít hàng hữu cơ “thứ thiệt” nên rất dễ bịp được thị trường. Tôi xin cung cấp một vài gợi ý cho các bạn nhận diện một nhà sản xuất hữu cơ minh bạch, đáng tin cậy mà không mánh khóe nào có thể lừa bịp được:
1. Diện tích canh tác:
Các bạn cần tìm hiểu diện tích canh tác thực tế được chứng nhận hữu cơ của nông trại là bao nhiêu. Đây là một thông tin rất quan trọng mà các bạn không thể tìm được trên cơ sở dữ liệu của USDA. Một nông trại rộng 4 ha có thể chỉ được chứng nhận 2 ha là điều hết sức bình thường, đặc biệt là nếu nông trại tọa lạc tại những khu vực bị ô nhiễm nặng (vd: Đồng Nai, Long An, Bình Dương) hoặc nằm trong vùng thâm canh lâu năm (vd: Lâm Đồng/Đà Lạt). Khi đó sản xuất hữu cơ bắt buộc phải cách ly xung quanh, tùy mức độ ô nhiễm thực tế và điều kiện địa lý mà cách ly nhiều hay ít. Một nhà sản xuất minh bạch sẽ không ngại cung cấp cho bạn thông tin “nhạy cảm” này vì nó sẽ giúp củng cố lòng tin của khách hàng.
Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất sử dụng chiêu thức xin chứng nhận hữu cơ một diện tích nhỏ để có tờ giấy lòe khách hàng, sau đó trộn hàng bên ngoài vào bán dưới nhãn mác “canh tác hữu cơ” hay thậm chí “đạt chuẩn hữu cơ”. Các bạn nên biết một sự thật là chả có tổ chức nào đi kiểm tra giám sát lượng hàng bán ra trên thị trường so với lượng hàng sản xuất được trong thực tế. Rất nhiều nhà sản xuất hữu cơ ở Việt Nam đã lợi dụng lỗ hổng này để lừa bịp khách hàng và kiếm lời.
Nhiều năm trước, khi mới chập chững dùng hàng hữu cơ, tôi từng “mua nhầm” một thương hiệu gạo hữu cơ “dỏm” có chứng nhận USDA Organic hẳn hoi, nông trại nằm ở Quảng Ninh, diện tích được chứng nhận thực tế có…2 sào bắc bộ nhưng hầu như cửa hàng organic nào ở Sài Gòn cũng có bán hàng của thương hiệu này!!!
1. Diện tích canh tác:
Các bạn cần tìm hiểu diện tích canh tác thực tế được chứng nhận hữu cơ của nông trại là bao nhiêu. Đây là một thông tin rất quan trọng mà các bạn không thể tìm được trên cơ sở dữ liệu của USDA. Một nông trại rộng 4 ha có thể chỉ được chứng nhận 2 ha là điều hết sức bình thường, đặc biệt là nếu nông trại tọa lạc tại những khu vực bị ô nhiễm nặng (vd: Đồng Nai, Long An, Bình Dương) hoặc nằm trong vùng thâm canh lâu năm (vd: Lâm Đồng/Đà Lạt). Khi đó sản xuất hữu cơ bắt buộc phải cách ly xung quanh, tùy mức độ ô nhiễm thực tế và điều kiện địa lý mà cách ly nhiều hay ít. Một nhà sản xuất minh bạch sẽ không ngại cung cấp cho bạn thông tin “nhạy cảm” này vì nó sẽ giúp củng cố lòng tin của khách hàng.
Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất sử dụng chiêu thức xin chứng nhận hữu cơ một diện tích nhỏ để có tờ giấy lòe khách hàng, sau đó trộn hàng bên ngoài vào bán dưới nhãn mác “canh tác hữu cơ” hay thậm chí “đạt chuẩn hữu cơ”. Các bạn nên biết một sự thật là chả có tổ chức nào đi kiểm tra giám sát lượng hàng bán ra trên thị trường so với lượng hàng sản xuất được trong thực tế. Rất nhiều nhà sản xuất hữu cơ ở Việt Nam đã lợi dụng lỗ hổng này để lừa bịp khách hàng và kiếm lời.
Nhiều năm trước, khi mới chập chững dùng hàng hữu cơ, tôi từng “mua nhầm” một thương hiệu gạo hữu cơ “dỏm” có chứng nhận USDA Organic hẳn hoi, nông trại nằm ở Quảng Ninh, diện tích được chứng nhận thực tế có…2 sào bắc bộ nhưng hầu như cửa hàng organic nào ở Sài Gòn cũng có bán hàng của thương hiệu này!!!
2. Năng suất bình quân:
Chỉ cần lướt qua một vài tài liệu sản xuất cơ bản, các bạn có thể biết ngay năng suất bình quân rau ăn lá ôn đới/nhiệt đới trồng hữu cơ là bao nhiêu trên một ha, vòng quay rau bao nhiêu tuần, thời gian nghỉ của đất bao lâu, số vụ có thể làm một năm. Tôi bật mí cho các bạn là nhà sản xuất hữu cơ cố gắng hết mức cũng chỉ có thể làm hơn thế khoảng 30% là đã rất giỏi. Trong sản xuất hữu cơ chân chính, không tồn tại khái niệm cây đũa thần có thể làm tăng vọt năng suất lên gấp 2-3 lần như canh tác hóa học. Một nhà sản xuất minh bạch ít khi ngại công bố sản lượng thu hoạch bình quân của họ trên website vì điều đó chỉ làm họ tăng uy tín và đó cũng là cam kết không trộn hàng của nông trại khác bán cho khách hàng.
Ở Việt Nam rất hiếm nhà sản xuất làm điều này, lý do đơn giản là để dễ “nhập nhèm” lấy hàng của nông trại khác trộn vào bán. Một lý do khác là khi nhà sản xuất cũng đồng thời là nhà phân phối thì họ hay rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng (do sản xuất hữu cơ phải cho đất thời gian nghỉ nhất định để tái tạo hoạt tính và hàm lượng dinh dưỡng, không thể sản xuất liên tục như canh tác hóa học).
Như vậy nếu một nhà sản xuất kiêm phân phối có trang trại vài hecta, ngày nào cũng đầy ắp hàng để cung ứng cho nhiều shop và bỏ mối đều đặn cho nhiều nhà hàng, đại lý, trường học thì các bạn chắc hẳn đã có câu trả lời.
Chỉ cần lướt qua một vài tài liệu sản xuất cơ bản, các bạn có thể biết ngay năng suất bình quân rau ăn lá ôn đới/nhiệt đới trồng hữu cơ là bao nhiêu trên một ha, vòng quay rau bao nhiêu tuần, thời gian nghỉ của đất bao lâu, số vụ có thể làm một năm. Tôi bật mí cho các bạn là nhà sản xuất hữu cơ cố gắng hết mức cũng chỉ có thể làm hơn thế khoảng 30% là đã rất giỏi. Trong sản xuất hữu cơ chân chính, không tồn tại khái niệm cây đũa thần có thể làm tăng vọt năng suất lên gấp 2-3 lần như canh tác hóa học. Một nhà sản xuất minh bạch ít khi ngại công bố sản lượng thu hoạch bình quân của họ trên website vì điều đó chỉ làm họ tăng uy tín và đó cũng là cam kết không trộn hàng của nông trại khác bán cho khách hàng.
Ở Việt Nam rất hiếm nhà sản xuất làm điều này, lý do đơn giản là để dễ “nhập nhèm” lấy hàng của nông trại khác trộn vào bán. Một lý do khác là khi nhà sản xuất cũng đồng thời là nhà phân phối thì họ hay rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng (do sản xuất hữu cơ phải cho đất thời gian nghỉ nhất định để tái tạo hoạt tính và hàm lượng dinh dưỡng, không thể sản xuất liên tục như canh tác hóa học).
Như vậy nếu một nhà sản xuất kiêm phân phối có trang trại vài hecta, ngày nào cũng đầy ắp hàng để cung ứng cho nhiều shop và bỏ mối đều đặn cho nhiều nhà hàng, đại lý, trường học thì các bạn chắc hẳn đã có câu trả lời.
3. Danh sách chi tiết các sản phẩm đạt chuẩn:
Trong sản xuất hữu cơ, hạ tầng canh tác đạt chuẩn nhưng chưa chắc sản phẩm đã đạt chuẩn hữu cơ. Do vậy năng suất bình quân phải đi kèm với danh sách chi tiết sản phẩm đạt chuẩn tương ứng. Một nhà sản xuất minh bạch sẽ công khai danh sách này trên website để khách hàng lựa chọn sản phẩm. Nếu một nhà sản xuất nào đó nói với bạn là “mọi sản phẩm đều đạt chuẩn” nhưng tìm trên website chỉ có những thông tin chung chung thì các bạn phải hết sức cảnh giác.
Trong sản xuất hữu cơ, hạ tầng canh tác đạt chuẩn nhưng chưa chắc sản phẩm đã đạt chuẩn hữu cơ. Do vậy năng suất bình quân phải đi kèm với danh sách chi tiết sản phẩm đạt chuẩn tương ứng. Một nhà sản xuất minh bạch sẽ công khai danh sách này trên website để khách hàng lựa chọn sản phẩm. Nếu một nhà sản xuất nào đó nói với bạn là “mọi sản phẩm đều đạt chuẩn” nhưng tìm trên website chỉ có những thông tin chung chung thì các bạn phải hết sức cảnh giác.
4. Tìm hiểu năng lực supply chain (chuỗi cung ứng):
Trong sản xuất rau củ quả hữu cơ, năng lực chuỗi cung ứng (supply chain) đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm các khâu chính: thu hoạch, sơ chế, đóng gói, lưu kho lạnh, vận chuyển. Từng khâu đều đòi hỏi sự đầu tư trang thiết bị tốt và kiến thức/kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng. Ở các nước phát triển, chuỗi cung ứng cho rau củ quả được tổ chức theo mô hình JIT (viết tắt của Just-In-Time) giảm tối đa thời gian chết của sản phẩm giữa các khâu trong chuỗi cung ứng, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất vì rau chỉ cần 3 ngày không bán được thì chỉ còn cách đem vứt bỏ.
Theo tìm hiểu của tôi thì năng lực chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất Việt Nam hiện rất yếu kém, tỉ lệ hư hao khi phân phối đến tay khách hàng khoảng 40%-50% là hết sức bình thường. Các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật làm rất tốt khâu này, tỉ lệ hư hao của họ đạt khoảng 10%-15%. Kết hợp với diện tích canh tác và năng suất bình quân, các bạn chỉ cần làm phép tính ngược là dễ dàng nhìn ra chân dung một nhà sản xuất hữu cơ gian trá.
Trong sản xuất rau củ quả hữu cơ, năng lực chuỗi cung ứng (supply chain) đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm các khâu chính: thu hoạch, sơ chế, đóng gói, lưu kho lạnh, vận chuyển. Từng khâu đều đòi hỏi sự đầu tư trang thiết bị tốt và kiến thức/kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng. Ở các nước phát triển, chuỗi cung ứng cho rau củ quả được tổ chức theo mô hình JIT (viết tắt của Just-In-Time) giảm tối đa thời gian chết của sản phẩm giữa các khâu trong chuỗi cung ứng, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất vì rau chỉ cần 3 ngày không bán được thì chỉ còn cách đem vứt bỏ.
Theo tìm hiểu của tôi thì năng lực chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất Việt Nam hiện rất yếu kém, tỉ lệ hư hao khi phân phối đến tay khách hàng khoảng 40%-50% là hết sức bình thường. Các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật làm rất tốt khâu này, tỉ lệ hư hao của họ đạt khoảng 10%-15%. Kết hợp với diện tích canh tác và năng suất bình quân, các bạn chỉ cần làm phép tính ngược là dễ dàng nhìn ra chân dung một nhà sản xuất hữu cơ gian trá.
5. Tìm hiểu năng lực R&D:
Sản xuất hữu cơ đòi hỏi rất nhiều công sức nghiên cứu và phát triển (gọi tắt là R&D). Khi mới bắt đầu canh tác, năng suất thường khá thấp vì rất nhiều lý do. Nhà sản xuất phải đầu tư R&D để khắc phục dần dần các khiếm khuyết và tìm mọi cách phát huy tối đa sự cộng hưởng sinh học trong nông trại (tôi sẽ có một bài viết riêng về bản chất canh tác hữu cơ). Chỉ cần nhìn qua khâu R&D của một nông trại hữu cơ, các bạn có thể nhận diện được ngay nhà sản xuất dỏm. Trình độ và năng lực của một nhà sản xuất chân chính cũng được thể hiện rất rõ ở khâu này. Năng suất sẽ tăng dần và đạt mức ổn định khi nhà sản xuất vươn tới một trình độ R&D nhất định.
Sản xuất hữu cơ đòi hỏi rất nhiều công sức nghiên cứu và phát triển (gọi tắt là R&D). Khi mới bắt đầu canh tác, năng suất thường khá thấp vì rất nhiều lý do. Nhà sản xuất phải đầu tư R&D để khắc phục dần dần các khiếm khuyết và tìm mọi cách phát huy tối đa sự cộng hưởng sinh học trong nông trại (tôi sẽ có một bài viết riêng về bản chất canh tác hữu cơ). Chỉ cần nhìn qua khâu R&D của một nông trại hữu cơ, các bạn có thể nhận diện được ngay nhà sản xuất dỏm. Trình độ và năng lực của một nhà sản xuất chân chính cũng được thể hiện rất rõ ở khâu này. Năng suất sẽ tăng dần và đạt mức ổn định khi nhà sản xuất vươn tới một trình độ R&D nhất định.
6. Dán nhãn phân loại sản phẩm:
Với năng lực sản xuất hữu cơ hiện tại của thị trường Việt Nam, việc một nhà sản xuất có đủ hàng rau củ quả đạt chuẩn hữu cơ để bán hàng ngày là điều rất khó. Một nhà sản xuất minh bạch sẽ dán nhãn phân loại sản phẩm rõ ràng cho khách hàng lựa chọn: hữu cơ đạt chuẩn (vd: USDA Organic/EU Organic Farming), GAP, VietGAP, hoặc “Selected” nếu do nhà sản xuất lựa chọn từ nông trại khác. Nếu các bạn chỉ thấy toàn hàng rau củ quả “canh tác hữu cơ” hay “đạt chuẩn hữu cơ” và đa dạng về chủng loại thì cần đặt ra nghi vấn về nhà sản xuất.
Với năng lực sản xuất hữu cơ hiện tại của thị trường Việt Nam, việc một nhà sản xuất có đủ hàng rau củ quả đạt chuẩn hữu cơ để bán hàng ngày là điều rất khó. Một nhà sản xuất minh bạch sẽ dán nhãn phân loại sản phẩm rõ ràng cho khách hàng lựa chọn: hữu cơ đạt chuẩn (vd: USDA Organic/EU Organic Farming), GAP, VietGAP, hoặc “Selected” nếu do nhà sản xuất lựa chọn từ nông trại khác. Nếu các bạn chỉ thấy toàn hàng rau củ quả “canh tác hữu cơ” hay “đạt chuẩn hữu cơ” và đa dạng về chủng loại thì cần đặt ra nghi vấn về nhà sản xuất.
7. Quan sát phân biệt rau củ quả organic với rau củ quả thường:
Nhiều người nghĩ rằng không thể phân biệt rau organic với rau có sử dụng hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng). Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi, nếu các bạn tinh ý chịu khó quan sát thì vẫn nhận ra được một số điểm khác biệt giữa sản phẩm organic thứ thiệt và sản phẩm organic trá hình/chưa đạt chuẩn (cùng loại). Rau củ quả sản xuất theo canh tác hữu cơ thường không bắt mắt và có màu tự nhiên hơn hẳn rau củ quả sản xuất theo canh tác hóa học (xanh mướt, bắt mắt, căng tròn), đối với quả hữu cơ như bí bầu thì phần thịt rất chắc và ngọt chứ không xốp và nhạt như quả có sử dụng hóa chất. Các bạn có thể tìm hiểu thêm vì còn rất nhiều đặc điểm khác về hình dáng, màu sắc, mùi vị, chất lượng.
Thậm chí một số chuyên gia lâu năm trong ngành chỉ cần nhìn qua là biết cây có sử dụng hóa chất hay không. Cây cỏ không bao giờ biết nói dối và đẳng cấp cũng như sự trung thực của nhà sản xuất hữu cơ thể hiện rất rõ trên sản phẩm.
Nhiều người nghĩ rằng không thể phân biệt rau organic với rau có sử dụng hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng). Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi, nếu các bạn tinh ý chịu khó quan sát thì vẫn nhận ra được một số điểm khác biệt giữa sản phẩm organic thứ thiệt và sản phẩm organic trá hình/chưa đạt chuẩn (cùng loại). Rau củ quả sản xuất theo canh tác hữu cơ thường không bắt mắt và có màu tự nhiên hơn hẳn rau củ quả sản xuất theo canh tác hóa học (xanh mướt, bắt mắt, căng tròn), đối với quả hữu cơ như bí bầu thì phần thịt rất chắc và ngọt chứ không xốp và nhạt như quả có sử dụng hóa chất. Các bạn có thể tìm hiểu thêm vì còn rất nhiều đặc điểm khác về hình dáng, màu sắc, mùi vị, chất lượng.
Thậm chí một số chuyên gia lâu năm trong ngành chỉ cần nhìn qua là biết cây có sử dụng hóa chất hay không. Cây cỏ không bao giờ biết nói dối và đẳng cấp cũng như sự trung thực của nhà sản xuất hữu cơ thể hiện rất rõ trên sản phẩm.
8. Địa chỉ nông trại:
Một nhà sản xuất minh bạch luôn sẵn sàng công bố địa chỉ cụ thể của nông trại để khách hàng có thể ghé thăm bất cứ lúc nào. Một số nhà sản xuất hữu cơ ở các nước phát triển thậm chí còn xây dựng theo mô hình nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái và bán vé vào tham quan nông trại cho khách hàng.
Trên tờ giấy chứng nhận hữu cơ chỉ nêu khu vực xã/phường nơi đặt nông trại nên bạn không có cách gì tìm ra được địa chỉ nếu nhà sản xuất không chịu công khai. Với những đặc điểm nêu trên, một nhà sản xuất dỏm rất sợ những người khách hàng có “chuyên môn” bất ngờ tham quan nông trại và “thông tin” sẽ bị lọt ra ngoài. Tôi có thói quen chỉ tin tưởng những nhà sản xuất minh bạch, công khai địa chỉ nông trại và luôn rộng cửa chào đón khách hàng tham quan.
Một nhà sản xuất minh bạch luôn sẵn sàng công bố địa chỉ cụ thể của nông trại để khách hàng có thể ghé thăm bất cứ lúc nào. Một số nhà sản xuất hữu cơ ở các nước phát triển thậm chí còn xây dựng theo mô hình nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái và bán vé vào tham quan nông trại cho khách hàng.
Trên tờ giấy chứng nhận hữu cơ chỉ nêu khu vực xã/phường nơi đặt nông trại nên bạn không có cách gì tìm ra được địa chỉ nếu nhà sản xuất không chịu công khai. Với những đặc điểm nêu trên, một nhà sản xuất dỏm rất sợ những người khách hàng có “chuyên môn” bất ngờ tham quan nông trại và “thông tin” sẽ bị lọt ra ngoài. Tôi có thói quen chỉ tin tưởng những nhà sản xuất minh bạch, công khai địa chỉ nông trại và luôn rộng cửa chào đón khách hàng tham quan.
Lời kết:
Minh bạch là một văn hóa trong tiêu dùng hàng hữu cơ ở các quốc gia phát triển, họ thậm chí còn in cả hình nhà sản xuất/nông dân lên trên bao bì cho khách hàng “xem mặt mà bắt hình dong” chứ đừng nói là các thông tin cơ bản về qui trình sản xuất và thu hoạch. Tuy nhiên, văn hóa này chưa có ở Việt Nam nên các bạn bắt buộc phải trang bị kiến thức và kĩ năng để nhận dạng được những nhà sản xuất hữu cơ minh bạch, đáng tin cậy.
Minh bạch là một văn hóa trong tiêu dùng hàng hữu cơ ở các quốc gia phát triển, họ thậm chí còn in cả hình nhà sản xuất/nông dân lên trên bao bì cho khách hàng “xem mặt mà bắt hình dong” chứ đừng nói là các thông tin cơ bản về qui trình sản xuất và thu hoạch. Tuy nhiên, văn hóa này chưa có ở Việt Nam nên các bạn bắt buộc phải trang bị kiến thức và kĩ năng để nhận dạng được những nhà sản xuất hữu cơ minh bạch, đáng tin cậy.
Chúc các bạn sức khỏe và sự sáng suốt khi lựa chọn hàng hữu cơ!
Sài Gòn, 05/10/2016
Tung Tran
(Nguồn: FB Jerry Do)
Sài Gòn, 05/10/2016
Tung Tran
(Nguồn: FB Jerry Do)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét