Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Những sự thật mà các bạn trẻ cần phải biết trong cuộc đời.

- Trên đời không bao giờ có cái gì là tuyệt đối, phương Đông gọi là thuyết âm dương, phương Tây gọi là thuyết tương đối. Đây là triết lý cơ bản, thuyết cơ bản, nền tảng của mọi triết lý và lý thuyết của xã hội loài người.

1. Có thể tiền không phải là có tất cả, nhưng không tiền thì chắc chắn là không có gì.

2. Ai cũng có thể cảm thông với khó khăn, nghịch cảnh mà bạn gặp phải, nhưng sẽ không ai giải quyết giúp bạn cả, vì ai cũng bận giải quyết vấn đề của mình.

3. Đời không như là mơ. Hãy sẵn sàng để đương đầu với những thử thách ở phía trước.

4. Đừng dựa dẫm vào bất kỳ ai trên đời này bởi vì ngay cả cái bóng của bạn cũng rời bỏ bạn những lúc tối tăm. Hãy tin tưởng vào chính mình, đừng quá dựa dẫm vào người khác

5. Sẽ đến lúc bạn gặp thất bại. Nhưng hãy nhớ rằng không ai thành công mà chưa từng thất bại. Điều quan trọng là bạn có đủ dũng khí để đứng dậy?

6. Cơ hội giống như bình minh. Nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó.

7. "Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên" - Bill Gates.

8. “Nếu bạn không xây dựng ước mơ của mình, người khác sẽ thuê bạn xây dựng ước mơ của họ”, Tony Gaskins Jr

9. Có một số người bạn không nên gặp thì sẽ tốt hơn.

10. Ngoại hình và gia cảnh mãi là một khuôn khổ mà xã hội mang ra để nhận xét một con người.

11. Đường lâu ngày không đi sẽ mọc đầy cỏ dại. Người lâu ngày không gặp sẽ trở thành người dưng.

12. Chỉ mất hai năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học những gì không nên nói.

13. Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về - gia đình.

14. Bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra những thứ mình đang có quan trọng như thế nào cho đến khi bạn đánh mất nó.

15. Người bạn yêu chưa chắc đã yêu bạn. Hãy biết buông bỏ đúng lúc để tránh bị tổn thương.

16. Bạn có thể mua được một chiếc đồng hồ, nhưng bạn không thể mua được thời gian. Bởi vậy, hãy tận dụng, trân trọng từng giây phút bạn có.

17. Niềm tin giống như một tờ giấy, một khi đã nhàu nát sẽ không bao giờ phẳng phiu được nữa.

18. Lòng chung thủy của người phụ nữ được thử thách khi người đàn ông của họ không có gì trong tay. Lòng chung thủy của người đàn ông lại được thử thách khi anh ta đang có trong tay tất cả mọi thứ.

19. Tha thứ thì dễ dàng nhưng tin tưởng một lần nữa thì không dễ dàng như vậy.

20. Ai rồi cũng sẽ phải chết. Bởi vậy hãy sống sao cho bản thân không phải hối tiếc bạn nhé.

Kết luận:
- Đừng bao giờ nhìn đời chỉ toàn là màu hồng để khỏi phải thất vọng hay sốc khi gặp phải những khó khăn, trắc trở của cuộc đời vì chắc chắn ai cũng phải gặp. Chúng ta cần can đảm đối mặt và tìm mọi cách, dùng mọi nguồn lực để giải quyết các khó khăn, trắc trở đó. Khi vượt qua được bạn sẽ càng trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn.

An Tâm foods tổng hợp.

Triết lý về hoàn thiện nhân cách.

1. Hãy dành thời gian cho những người và việc đáng tin cậy, đáng trân trọng. Vì thời không bao giờ quay lại và luôn có giới hạn.

2 Hãy xem xét lại những mối quan hệ xung quanh bạn và chọn lấy những người bạn thực sự. 

3. Khéo léo giao tiếp với mọi kiểu người trong xã hội, tiếp thu ý kiến một cách chọn lọc.

4. Quan tâm đến những người quan trọng trong cuộc sống, đừng hao tổn tâm trí vào những việc vô bổ. 

5. Tránh xa những kẻ thọc gậy bánh xe, làm trò tiểu nhân, phá vỡ đoàn kết, luôn xăm xoi những điểm không tốt của người khác.

6. Cố gắng đến mức tối đa không tham gia các bữa rượu vô bổ chỉ dùng để bốc phét và nịnh hót.

7. Đối tốt và chân thành với mọi người, học cách chịu thiệt thòi. Tuy nhiên cũng đừng hứa giúp đỡ, cũng như đừng nhờ vả những kẻ ích kỉ, vô vị; nếu không sẽ phải chịu thiệt thòi. 

8. Có những việc không cần gấp gáp quá thì cứ để từ từ, không cần phải vội vã, sự việc từ từ giải quyết ắt sẽ tốt đẹp.

9. Dù gặp phải việc gì cũng phải tự tìm cách giải quyết, biết cách lấy cái lớn bỏ cái nhỏ, việc có thể tự hoàn thành được thì quyết không cầu sự giúp đỡ.

10. Tránh bị người khác lợi dụng, đối với những kẻ đó nên “không mời cũng không tiễn” , học cách từ chối, giảm bớt phiền phức.

11. Đừng bao giờ nghĩ mình giỏi hơn người khác, cho dù bạn có rất xuất sắc cũng nên học tập và công nhận những điểm mạnh của người khác.

12. Giảm bớt thời gian ở nhà, ở phòng, đặt kế hoạch đi du lịch, tiếp xúc và hòa mình với tự nhiên.

13. Thường xuyên tự hỏi bản thân: “Ai có ơn với mình mà vẫn chưa báo đáp?”, người ta tốt với mình một, mình phải báo đáp họ gấp trăm lần.

14. Hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với những người có tinh cách trái ngược với bản thân, những người nóng nảy hoặc buồn vui thất thường, suy nghĩ tiêu cực.

15. Luôn mỉm cười để tâm lý luôn lạc quan thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn

16. Luôn bảo vệ sức khỏe, một cơ thể khỏe mạnh mới có thể có một tâm trạng vui vẻ và suy nghĩ tích cực.

17. Suy nghĩ nghiêm túc về những thứ mà mình thật sự muốn, những người thật sự muốn gần gũi, nhất thời nghĩ không ra thì hãy tiếp tục suy nghĩ đến khi tìm ra đáp án.

18. Luôn duy trì một tâm trạng vui vẻ, cuộc sống nhiều màu sắc, tính cách lạc quan,cởi mở.

19. Phải biết buông bỏ khi điều đó giúp cuộc sống bạn tốt hơn.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Kiến thức về gạo lứt

Như thế nào mới là Gạo lứt? 

Chúng ta thường nhầm tưởng chỉ gạo màu mới là gạo lứt, nhưng không phải vậy. Tất cả các loại lúa khi xay xát chỉ bỏ vỏ trấu (không bỏ vỏ cám + lau bóng) được gọi là gạo lứt. Gạo lứt cũng rất đa dạng và phong phú nhưng thường phân loại theo màu sắc của lớp cám: xám trắng, đỏ, tím than, đen.


Gạo lứt là thực phẩm nguyên hạt có nhiều chất dinh dưỡng và 80% chất dinh dưỡng nằm trong phần vỏ cám, vậy nên gạo lứt có cực kỳ nhiều tác dụng nhất là gạo lứt đen hoặc tím than.

Một số chất dinh dưỡng cụ thể là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Theo Wikipedia thì giá trị dinh dưỡng của gạo lứt hạt dài là như sau (100g):Năng lượng- 370kcal; Nước- 10,37g; Hydratcarbon (đường bột)- 77,24g; Chất xơ thực phẩm- 3,5g; Chất béo -2,92g; Protein- 7,94g; Vitamin B1- 0,401 mg; Vitamin B2-0,093mg; Vitamin B3 (Niacin)- 5,091 mg; Vitamin B5 (Acid pantotenic)- 1,493 mg; Vitamin B6- 0,509mg; Vitamin B9 (Acid folic)- 20µg, Ca- 23 mg; Fe-1,47 mg; Mg- 143mg; Mn- 3,743 mg ; P- 333 mg; K - 223 mg; Na- 7 mg; Zn- 2,02 mg ... Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg Mg, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.

Trong lớp vỏ và phôi của gạo lứt cũng chứa những chất trợ giúp cho hệ thống miễn dịch. Polysaccharides có tác dụng cải thiện chức năng miễn dịch. Gamma Oryzanol và các hợp chất dinh dưỡng tự nhiên khác nó làm tăng khả năng miễn dịch và làm giảm, chống lại quá trình viêm nhiễm. Chất Sterolin và phytosterol được chứng minh có hiệu quả mạnh chống virus và vi khuẩn.

Gạo lứt khi nấu thành cơm thì không nở như gạo trắng, ăn hơi ráp nhưng nếu ăn quen sẽ thấy hương vị ngon ngọt đặc biệt. Càng ngày người ta càng nhận thấy rằng gạo lứt (lức) có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật rất độc đáo. Cụ thể, gạo lứt đã được chứng minh là có thể điều hòa huyết áp, làm giảm các cholesterol xấu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Cholesterol xấu mới chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch còn ngược lại cholesterol tốt thì giúp loại trừ cholestrol xấu.

Gạo lứt đỏ, tím than có 4 tác dụng khá rõ rệt với con người: Hỗ trợ bệnh tim mạch; Hỗ trợ, làm giảm nguy cơ tiểu đường; Cải thiện chức năng tiêu hóa và Hỗ trợ giảm cân. Theo các nghiên cứu mới đây, gạo lứt có những tinh chất, hỗ trợ cho sức khỏe người dùng, ngăn cản sự phát triển của gốc tự do. Thức ăn tinh chất gạo lứt là một nguồn tuyệt vời của những hợp chất tự nhiên, với những thuộc tính kháng Oxy hóa như β-sitosterol. Rất nhiều loại acid như pherolic, ferulic , lipoic ,phytic, và các chất khác như phytosterol, ɣ-oryzanol , tocopherol, tocotrienol, Omega 3,6,9, CoQ10, polysaccharid, glucan, henucellulose ... có trong gạo lứt đều là những chất quét thải các gốc tự do, chống gây hại các tế bào bởi các gốc tự do, chống gây đột biến gen.. Trong lớp vỏ cám của gạo lứt còn có một loại dầu cám gạo, chứa chất dầu tocotrienol fator (TRF) có tác dụng loại bỏ những yếu tố gây huyết khối trong mạch máu, giúp chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, trong dầu cám còn chứa vitamin E có tác dụng chống lão hóa. Trong tinh chất gạo lứt chứa nhiều chất xơ ăn được và những hydrat carbon không tiêu hóa được nhưng có khả năng lên men, không tiêu hóa trong ruột non và đi vào ruột già. Nó sẽ được các vi sinh vật có lợi trong ruột lên men tạo thành các acid béo mạch ngắn đặc biệt là butyrat là những nguồn năng lượng tối thích cho vi sinh vật có lợi phát triển, nhờ đó hạn chế các bệnh mãn tính đường ruột. Đồng thời nó cũng được tạo ra các prebiotic là những thành phần các chất đã lên men cho phép những thay đổi đặc biệt cả về thành phần và hoạt lực của các vi sinh vật ở đường ruột, có lợi cho sức khỏe tiêu hóa. Các prebiotic này có tác dụng tăng cường miễn dịch.Tất cả các vi chất dinh dưỡng như Folat, vitamin B6, Polyphenol các chất kháng oxy hóa, và các modul miễn dich làm việc đồng hoạt làm giảm đi một số bệnh xâm nhập vào đường ruột. Gạo lứt còn cung cấp 27,3% luợng giá trị dinh dưỡng hàng ngày đối với selen. Đây là một lợi ích quan trọng vì hầu hết người dân không có đủ lượng selen cần phải có trong thực đơn hàng ngày của họ, mà selen lại là một vi khoáng quan trọng thiết yếu cho sức khoẻ con người. Selen là thành phần thiết yếu của một vài con đường trao đổi chất trong cơ thể, bao gồm sự trao đổi chất hormone tuyến giáp, hệ thống phòng chống sự oxi hoá và hệ miễn dịch.

 Các nhà khoa học đã theo dõi 75.000 phụ nữ trong 10 năm và nhận thấy nếu ăn 2 bát cơm rưỡi nấu bằng gạo lứt mỗi ngày thì sẽ giảm được 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cho rằng, nếu như những người phụ nữ đó không mắc bệnh béo phì, không hút thuốc lá thì chắc chắn kết quả sẽ còn cao hơn hơn nữa. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học Mỹ cũng cho thấy nếu ăn mỗi ngày 85g cám trong 6 tuần lễ cũng sẽ giảm được 45% cholesterol - nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tạp chí Nature Medicine tháng 1/ 2001 đưa tin: Những người ăn ngũ cốc thô cũng giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một công trình nghiên cứu khác cho thấy ở 75.521 đối tượng tình nguyện ăn ngũ cốc thô đã giảm được tỷ lệ tai biến do các bệnh tim mạch 30 - 40% so với những người ăn ngũ cốc đã xay xát kỹ.

Một số người đã dùng gạo lứt rang làm trà uống trong vòng 6 tháng đã thấy rất nhiều kết quả như sau: Sức khỏe tăng thêm, làm việc nhiều không thấy mệt. Bớt béo, bớt cholesterol, tiểu đường. Chữa được táo bón, bớt bị đau bụng, chữa bệnh hôi miệng. Chữa được bệnh phong thấp, bệnh ra mồ hôi, đau lưng nhức mỏi. Da dẻ tươi sáng, không cần dùng kem dưỡng da.

Hiện nay trên thị trường có bán sẵn các loại trà gạo lứt và được nhiều người hưởng ứng. Có cả loại "Trà gạo lứt cỏ ngọt" để dành cho những người đang điều trị tiểu đường hay đang muốn giảm cân. Thành phần: Gạo lứt 80%. Hoa cúc, lá nếp thơm, lá sen, cỏ ngọt: 20% .Công dụng: Thanh lọc gan, giảm các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi do rượu bia. Giúp dễ ngủ, cho giấc ngủ ngon và sâu. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu. Hỗ trợ tiêu hóa.
Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lức có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột.

Gạo lứt muối mè (vừng), bao gồm cơm nấu bằng gạo lứt + rang trộn với muối hầm, ăn theo cách số 7 là phương pháp chữa bệnh bằng thực dưỡng Oshawa. Gạo lứt muối mè có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y như: ung bướu, viêm đại tràng, tiểu đường, ung thư, thanh lọc gan, táo bón...

An Tâm Foods tổng hợp từ Internet

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Tổng quan về gạo

Tổng quan về gạo

Gạo là một loại cây lương thực chính của các dân tộc Châu Á, gạo có thể làm rất nhiều món. “Có khoảng 2 tỉ người ở châu Á dùng gạo và các chế phẩm từ gạo để bổ sung 60% tới 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể.” Wikipedia

Gạo tất nhiên được làm từ lúa, đó chính là nhân hạt lúa. Nhờ quá trình xay xát -> bỏ vỏ trấu (thành gạo lứt) -> bỏ vỏ cám (lau bóng hạt gạo) cho ra gạo trắng mọi người hay ăn hàng ngày!

Lúa châu Á, là một trong những loài cây trồng lâu đời nhất và rất đa dạng với hàng ngàn giống được biết đến trên toàn thế giới. Hai phân loài lớn của lúa là japonica và indica đại diện cho hầu hết các giống lúa của thế giới. Trong quá trình trồng trọt con người đã lai tạo ra hàng trăm, hàng ngàn giống lúa, tương ứng với mỗi giống lúa là một đặc điểm gạo khác nhau: hạt to, hạt bé, hạt bầu, hạt dài, loại cứng, loại dẻo, loại đen, loại đỏ, loại trắng, loại tím….nên có nhiều cách phân loại khác nhau tùy vào mỗi vùng, mỗi nhóm canh tác họ đặt tên gọi khác nhau.

Các thành phần chính của gạo!

Sau hi bỏ lớp vỏ trấu chiếm 20% hạt lúa, gạo lứt còn lại lớp vỏ cám chiếm 8-9% và nội nhũ 70% (gạo trắng ta hay ăn) và phôi 1-2% (phần giúp hạt lúa nảy mầm). Như vậy khi xay xát gạo trắng chỉ còn lại phần nội nhũ là chính, tỷ lệ hao hụt khi xay xát khoảng 30%.

Gạo là loại thực phẩm carbohydrate hỗn tạp. Chất tinh bột chứa trong hạt gạo dưới hình thức carbohydrate và trong con người dưới dạng glucogen, gồm loại carbohydrate đơn giản như chất đường glucose, fructuose, lactose và sucrose; và loại carbohydrate hỗn tạp là một chuỗi phân tử glucose nối kết nhau chứa nhiều chất sợi. Tinh bột cung cấp phần lớn năng lượng cho con người. Gạo trắng chứa carbohydrate rất cao, có khoảng 85- 92 gram trong mỗi 100 gram. Do đó, 90% năng lượng gạo cung cấp do carbohydrate . Trong tinh bột có hai thành phần – amylose và amylopectin có ảnh hưởng rất nhiều đến hạt gạo sau khi nấu thành cơm nhưng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Hạt gạo có nhiều chất amylose sẽ làm cho hạt cơm cứng ngược lại ít amylose, nhiều amylopectin cho cơm dẽo nhiều hơn. Nếp chứa từ 0-10% amylose (10-100% amylopectin là Nếp) là thức ăn chính của người Lào, người Thái ở vùng Đông Bắc Thái Lan và nhiều dân tộc thiểu số ở các vùng núi. Gạo Japonica có từ 14-16% amylose cho cơm dẽo và dính nhau, là thức ăn căn bản của người Nhựt Bổn, Đại Hàn, Bắc Triều Tiên. Gạo thơm thường có 21-23% amylose nên gạo không dẽo lắm mà cũng không cứng lắm sau khi nguội, ngoại trừ gạo Basmati với hạt cơm rời nhau. Các loại gạo thông thường của dân Đông Nam Á có khoảng 21-25% amylose.

Protein: Gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt cho con người. Chất protein cung cấp các phân tử amino acid để thành lập mô bì, tạo ra enzym, kích thích tố và chất kháng sinh. Chỉ số giá trị sử dụng protein thật sự của gạo là 63, so sánh với 49 cho lúa mì và 36 cho bắp (căn cứ trên protein của trứng là 100).

Vitamin: Cũng giống như các loại ngũ cốc khác, lúa gạo không chứa nhiều các loại vitamin A, C hay D. Nhưng có nhiều vitamin B-1, vitamin B-2, niacin, vitamin E, ít chất sắt và kẽm và nhiều chất khoáng Mg, P, K, Ca.

Thiamin là vitamin B1 giúp tiêu hóa chất đường glucose để cho năng lượng, vì thế hỗ trợ cho các tế bào thần kinh, hoạt động của tim và khẩu vị. Vitamin B1 không thể dự trữ trong cơ thể nên phải cung cấp hàng ngày. Gạo trắng cung cấp 0,07 mg B1/100 gram. Gạo lứt cung cấp 0,26 mg B1/100g, cao hơn 3.7 lần gạo trắng.

Riboflavin: Gạo chứa ít chất riboflavin hay vitamin B2, rất cần thiết cho sản xuất năng lượng và nuôi dưỡng bì mô của mắt và da. Gạo trắng chứa 0,02 mg B2/100 gram. Gạo lứt là 0,04mg (cao hơn gạo trắng 2 lần).

Niacin là yếu tố cần thiết để phân tách chất glucose cho năng lượng và cho da và hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Gạo trắng chứa 1,8 mg Niacin/100 gram. Trong khi gạo lứt là 5,5 mg (cao hơn gạo trắng 3 lần).

Vitamin E là một loại sinh tố tan trong mỡ, giúp cho vitamin A và các chất béo chống oxyd hóa trong tế bào và bảo vệ hủy hoại của bì mô của cơ thể.

Ngoài ra, gạo còn cung cấp những chất khoáng cần thiết cho cơ thể với ít chất sắt (thành phần của hồng huyết cầu và enzym) và kẽm (giúp chống oxyd hóa trong máu, thành phần của enzym trong tăng trưởng, phân chia tế bào), nhưng nhiều chất P (giúp xương, răng, biến hóa trong cơ thể), K (cho tổng hợp protein, hoạt động enzym), Ca (giúp xương, răng và điều hòa cơ thể), muối (giữ cân bằng chất lõng trong cơ thể, hoạt động bình thường của hệ thần kinh và bắp thịt)…

Qua các phân tích trên ta thấy gạo lức giữ lại được nhiều vi chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể và cao gấp 3 -> 3.7 lần gạo trắng. Tuy nhiên hạt lúa khi xay chà thành gạo trắng đã đánh mất nhiều vitamin và các chất vi lượng quan trọng đó. Vì vậy những người ăn gạo trắng thường xuyên sẽ không đủ các vi chất, vitamin, khoáng, cho nhu cầu hàng ngày của con người, nên cần phải cung cấp thêm từ nguồn khác (gây tốn kém thêm về kinh tế).

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dùng gạo lức để ăn hàng ngày, nhưng rất ít người áp dụng vì chúng ta đã quen ăn gạo trắng từ nhỏ và độ xơ của vỏ lức làm chúng ta không cảm thấy ngon miệng, dễ ăn như gạo trắng.

Hạt gạo lức không thích hợp cho tồn trữ lâu dài và chứa nhiều chất dầu trong cám dễ sinh ra vị hôi, có hại cho sức khoẻ nếu giữ lâu.

Vậy những lý do nào gạo xát trắng lại phổ biến và được ưu chuộng nhất hiện nay? Tờ Hinduism ngày nay đã hỏi Tim O’Donnel, Phó Giám đốc phụ trách bán hàng và tiếp thị ở Nông trại gia đình Lundberg, một công ty của người California chuyên sản xuất gạo. Ông nói nguyên nhân chính là tự bản thân cuộc sống, Gạo trắng giữ được lâu hơn gạo lứt và vì vậy giúp công ty kiếm được nhiều tiền hơn.

Vài thế kỷ qua, người ta trở nên thích độ mềm mịn của gạo trắng cũng như thời gian nấu cơm ngắn hơn. Gạo trắng cũng rẻ hơn, bởi vì những nhà máy sản xuất  được tối ưu hoá để sản xuất ra nó và còn bán được các phụ phẩm: trấu, cám.

Gạo trắng cũng có một khởi đầu khó khăn vào năm 1897, nó cũng được xem như là nguyên nhân gây ra bệnh phù thủng, một căn bệnh chết người tiềm tàng do thiết vitamin B1, vốn đã bị loại ra trong quá trình xử lý. Các công ty đã đối phó lại dưới áp lực của chính phủ, bằng cách bổ sung các chất này vào gạo. Họ đã trộn thêm các vitamin tự nhiên, nhưng không phải là tất cả các loại dưỡng chất cần thiết, bao gồm cả những chất xơ quan trọng. Một mối nguy hiểm khác của gạo trắng là nó có thể gây ra bệnh tiểu đường. Và đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng lại kém an toàn hơn gạo lứt vì nó bẻ gãy glucose nhanh hơn gạo lứt, gây ra phản ứng tiết insulin mạnh mẽ hơn

Một số dân tộc khác như miền Nam Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Nigeria, Ghana lại thích dùng loại gạo hấp có nhiều chất bổ dưỡng hơn gạo trắng. Lúa hấp chiếm độ 20% tổng sản lượng thế giới.

Ngoài ra còn một loại gạo rất tốt cho sức khỏe con người hơn cả gạo lứt: đó là gạo mầm. Gạo mầm là gạo lứt được ngâm, ủ cho lên mầm, có thể nấu nhanh, nấu lâu hoặc thậm chí ăn sống. Đối với nhiều người đang ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc cần những thực phẩm dễ tiêu mà giàu dinh dưỡng thì nên dùng gạo mầm. Bấm vào đây để tìm hiểu về gạo mầm.

Vì thế các nước dùng lúa gạo hàng ngày mà không bổ túc thêm các loại thức ăn khác thường thiếu vi chất, các loại vitamin thiết yếu nhất là thiếu vitamin A ở phần lớn trẻ con gây ra bệnh mù mắt; thiếu chất sắt gây ra bệnh thiếu máu ở trẻ con từ 5-12 tuổi và phụ nữ trong thời kỳ thai nghén; thiếu chất iod gây bệnh bướu cổ; thiếu một số chất khác như thiamin, riboflavin thường xảy ra ở những vùng ăn gạo trắng hơn là vùng ăn gạo hấp và gây ra bệnh phù thũng, và thiếu chất kẽm. Do đó, trong các chương trình phát triển và an ninh lương thực lúa gạo không thể quên chú ý đến chất lượng của lúa gạo liên hệ đến sức khoẻ con người.

An Tâm Foods tổng hợp từ Internet.

Đọc thêm: Kiến thức về gạo lứt.