Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Mỗi năm Đà Lạt nhập hàng trăm tấn khoai tây Trung Quốc

Mỗi năm Đà Lạt nhập hàng trăm tấn khoai tây Trung Quốc
Cập nhật: 08:01, Thứ 3, 07/11/2017
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng, do nguồn cung của khoai tây trồng ở TP Đà Lạt luôn thiếu hụt so với nhu cầu nên trung bình hằng năm địa phương này phải nhập khoảng 400 tấn khoai tây Trung Quốc, sau đó phân phối phần lớn cho các chợ đầu mối ở TP.HCM.
Description: http://image.nongnghiep.vn/upload/Article/thanhnb/2017/11/6/khoai-tay-1.jpg
Khoai tây Trung Quốc tại chợ Nông sản Đà Lạt
Tuy nhiên, đây chỉ là con số thống kê trên giấy tờ, sổ sách mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh loại mặt hàng này cung cấp, nhiều khả năng trên thực tế số lượng khoai tây Trung Quốc được nhập về Đà Lạt và vùng lân cận còn cao hơn nhiều.
Khoai tây nhập từ Trung Quốc có giá rẻ, đưa về Đà Lạt thường bị tiểu thương “tân trang”, bán ra thị trường kiếm lời với mác khoai tây Đà Lạt khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn.
Lâm Đồng mỗi năm có khoảng 1.600ha canh tác khoai tây, năng suất trung bình khoảng 25 tấn/ha, sản lượng từ 30.000 - 34.000 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở TP Đà Lạt, các huyện Đơn Dương, Lạc Dương và Đức Trọng. Từ đầu năm đến nay, do mưa nhiều nên khoai tây trái vụ chỉ trồng được 300ha, sản lượng ước đạt 6.000 tấn. Để đảm bảo nguồn cung cho các đối tác ở TP.HCM, nhiều tiểu thương đã nhập khoai tây Trung Quốc về tiêu thụ.
HOÀNG HẠNH

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Mỗi ngày Việt Nam có khoảng 257 người chết vì mắc ung thư

Công bố mới: Mỗi ngày Việt Nam có khoảng 257 người chết vì mắc ung thư

Gia Đình Mới 04/11/2017 18:30 GMT+7

Đó là con số được các nhà khoa học đưa ra tại Hội nghị quốc tế 'Kiểm soát ung thư: Thực trạng và giải pháp'.
Cong bo moi: Moi ngay Viet Nam co khoang 257 nguoi chet vi mac ung thu - Anh 1
Người bệnh ung thư không những chịu đựng nỗi đau về thể chất mà còn chịu stress tâm lý nặng nề
Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Nghĩa là trung bình mỗi ngày có khoảng 257 người tử vong vì ung thư.
Các loại ung thư phổ biến ở nam giới Việt Nam là ung thư phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng và vòm họng.
Trong khi đó, ung thư phổ biến ở nữ giới là ung thư vú, ung thư phổi, gan, cổ tử cung và tuyến giáp.
Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K khẳng định, các bệnh ung thư đến nay nếu được phát hiện sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi được.
Ví như với bệnh ung thư vú, nếu phát hiện ở giai đoạn 1 thì tỷ lệ điều trị thành công 95 %, giai đoạn 2 tỷ lệ khoảng 70 - 75%, giai đoạn 3 tỷ lệ chữa khỏi đạt 65 %, nhưng đến giai đoạn 4 thì chỉ đạt được 5% tỷ lệ thành công.
Người bệnh ung thư không những chịu đựng nỗi đau về thể chất mà còn chịu stress tâm lý nặng nề.
Điều trị ung thư thường là kết hợp đa dạng phương pháp và rất tốn kém. Vì vậy, nhiều người bệnh và gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Do đó, để giảm tỷ lệ tử vong do ung thư, giảm chi phí chữa bệnh, người dân nên có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh.
Cong bo moi: Moi ngay Viet Nam co khoang 257 nguoi chet vi mac ung thu - Anh 2
Các bệnh ung thư đến nay nếu được phát hiện sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi được
Theo GS. Peter Boyle, Viện trưởng Viện nghiên cứu y học dự phòng Lyon Pháp, bệnh ung thư sau khi được điều trị cần phải được theo dõi và điều trị suốt quãng đời còn lại để bệnh ổn định trong thời gian dài.
GS. Peter Boyle cũng cho biết có 4 lĩnh vực được đưa vào lồng ghép trong tầm soát điều trị ung thư gồm:
- Từng bước phòng chống tất cả các bệnh un thư có thể phòng chống được
- Điều trị cho tất cả các bệnh ung thư có thể điều trị được
- Điều trị khỏi cho các bệnh ung thư có thể chữa khỏi, nhằm giúp người bệnh sống thọ như những người bình thường.
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ đau đớn cho bệnh nhân ung thư
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều thành tựu trong công tác phòng chống ung thư như nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống và phát hiện sớm ung thư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tăng 5 – 10% tỷ lệ bệnh nhân ung thư được phát hiện sớm.
Đồng thời giảm tỷ lệ tử vong của một số loại ung thư như ung thư vú, cổ tử cung, khoang miệng, đại trực tràng; nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.
Nhưng đa số người bệnh phát hiện và đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn khiến các biện pháp truyền thông và khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Linh Nhi
https://www.baomoi.com/cong-bo-moi-moi-ngay-viet-nam-co-khoang-257-nguoi-chet-vi-mac-ung-thu/c/23824330.epi