Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Bệnh từ miệng ăn vào – Hoạ từ miệng nói ra

Giới thiệu cái hay cho cộng đồng.
Khổng Tử đã nói “Bệnh từ miệng ăn vào – Hoạ từ miệng nói ra”. Hầu hết các loại bệnh đều bắt nguồn từ chính thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta mà ra. Lâu nay mọi người ăn uống là để cho SƯỚNG CÁI MIỆNG mà cái miệng thích chưa chắc cơ thể chúng ta cần. Vậy ăn uống như thế nào để có một cơ thể khoẻ mạnh và không bao giờ bị bệnh?
Những bí mật động trời cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa đường ruột và bệnh tật lần đầu tiên được tiết lộ bởi Tiến sĩ bác sĩ Hiromi Shinya qua cuốn sách "The Enzyme Factor".
Trong cuốn Sách Sức Khỏe The Enzyme Factor, chúng ta sẽ tìm thấy những bí quyết vô cùng đơn giản, Shinya sẽ bật mí cho các bạn cách ăn uống như thế nào cho hợp lý để không bao giờ phải đi gặp bác sĩ.
NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT MÀ BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC TRONG SÁCH:
 Nguyên nhân dẫn đến các loại bệnh: tiểu đường, tai biến, xơ vữa động mạch, gút, mỡ trong máu, tăng cholesteron, xơ gan, thận, viêm loét dạy dày – tá tràng, bệnh ung thư và cách phòng tránh
 Tỉ lệ rau, củ, quả, hạt và thịt là bao nhiêu để bạn có 1 bữa ăn hoàn hảo, đầy đủ dinh dưỡng và không bao giờ phải bị bệnh
 Cá, thịt gà, thịt vịt, trâu bò, heo loại nào tốt hơn? Vì sao?
 Sữa có phải là thực phẩm bổ dưỡng cho người trưởng thành như quảng cáo?
 Tại sao con cái thường mắc các loại bệnh mà bố mẹ hay bị? Cách phòng tránh điều đó như thế nào?
 Huyền thoại sữa chua hay lời nói dối vĩ đại?
 … Và còn nhiều hơn thế nữa
Cuốn sách The Enzyme Factor lần đầu tiên được xuất bản vào năm 2005, ngay lập tức nó tạo tiếng vang lớn trên toàn cầu và trở thành 1 trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.
Bạn đọc nói gì về cuốn sách "THE ENZYME FACTOR"
- Báo Người lao động "Một cuốn sách hay cho sức khoẻ cả nhà"
http://thitruong.nld.com.vn/…/mot-cuon-sach-hay-cho-suc-kho…
- Báo Doanh nhân "The Enzyme Factor – Kho kiến thức phòng bệnh cho gia đình
http://doanhnhan.net/the-enzyme-factor-kho-kien-thuc-phong-…
- Ông Nguyễn Trường - Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Thanh Niên.
"Đây là cuốn sách hay, rất bổ ích dành tặng cho người thân yêu là ý nghĩa nhất. Mỗi gia đình nên có một cuốn để đọc và tham khảo, ứng dụng vào cuộc sống, ...Ai chưa đọc cuốn này thì thật đáng tiếc".

Liên hệ và tìm hiểu thêm
Hotline : 0913 3650 79 (Thắng)
Link mua sách http://tinhhoa.net.vn/the-enzyme-factor
Email: thang@789.vn
Skype: sach.tinhhoa
Website: www.enzymfactor.com

Tác hại khôn lường của bột ngọt (GS. TS. KH Bùi Quốc Châu)

Tác hại khôn lường của bột ngọt 
(GS. TS. KH Bùi Quốc Châu)

Một lần nọ, một anh bạn nhăn nhó đến tìm tôi khai bệnh: 
- Hôm qua, đang đi đường mà làm như tôi bị trúng gió. Người đổ mồ hôi lạnh, nặng đầu, chân tay bủn rủn, tim đập nhanh, về nhà đo huyết áp thì thấy tăng đột ngột. 
Tôi hỏi liền là: - Có phải anh ăn sáng là món phở phải không? 
- Anh ngạc nhiên gật đầu, còn nói: - Ăn xong tô phở chừng 15 phút thì tôi bị trúng gió như vậy đó. 
Tôi cười, lắc đầu: Không phải trúng gió mà anh bị ngộ độc bột ngọt!
Có người bạn thường bị đau lưng, tôi hỏi có phải bạn thường xuyên hay ăn phở? Bạn tôi xác nhận là có. Tôi khuyên hãy bớt ăn phở. Bạn nghe lời tôi, quả nhiên không còn đau lưng nữa. Quả thật có nhiều bệnh liên quan đến thức ăn có bỏ nhiều bột ngọt, không phải chỉ có món phở mà kết tội nó. Vì nó không có tội gì. Chỉ đáng than phiền là các người bán ham lời nhiều hoặc chiều theo khẩu vị của người ăn mà bỏ nhiều bột ngọt nên mới gây ra nhiều bệnh cho người ăn. 
Một người khác nữa là gần đây, qua báo chí được biết là số người bị huyết áp cao và tai biến mạch máu não ở Việt Nam đã gia tăng một cách đáng ngạc nhiên, nhất là tại các vùng đô thị, mà không rõ nguyên nhân tại sao. Về phần tôi, sau một thời gian, nghiên cứu, thì cho rằng một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nói trên chính là bột ngọt. 
Bột ngọt là muối mononatri của acid glutamic, còn gọi là sodium glutamate. Khi cho vào thực phẩm, bột ngọt làm tăng các mùi vị tự nhiên đồng thời phục hồi một số đặc tính của thực phẩm đã bị giảm trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên, khi chúng ta cảm thấy vị của thức ăn có cho bột ngọt có vẻ ngon hơn, thì chẳng qua là do bột ngọt đã kích thích thần kinh vị giác. Vậy đó chỉ là vị ngon, ngọt giả tạo còn vị ngon ngọt thực chất của thực phẩm thì đã bị phai lạt, mất mát trong quá trình thu hoạch, pha lọc, cất giữ… rồi! 
Các nước phương Tây từ lâu đã nêu lên "hội chứng nhà hàng Tàu" (Chinese restaurant syndrome) biểu hiện rõ nhất là chứng nhứt đầu, mà người bạn ăn phở của tôi đã nhiễm phải một cách khá đầy đủ. Ai cũng biết đối với đại đa số các nhà hàng, hiệu ăn, bột ngọt luôn là chất chủ lực để làm cho vị món ăn dọn ra thật hấp dẫn. 
Nguy hơn nữa là trường hợp người nấu cho thêm cả muỗng bột ngọt còn nguyên hột vào tô phở cho “đậm đà”! Chắc là người ở phía Bắc thích dùng mì chính hơn người ở phía Nam vì có lần tại Hà Nội, khi tôi từ chối và hỏi lý do về cái muỗng súp bột ngọt cho thêm kia thì được đáp rằng: “Nhiều người thích ăn như thế”!. Cả trong bột nêm (người miền Bắc hay dùng hơn), bột canh… cũng có nhiều bột ngọt. 
Kinh nghiệm sinh hoạt bản thân, gia đình và bạn bè cùng với kinh nghiệm chữa bệnh gần 30 năm đã cho tôi phát hiện là bột ngọt thường gây nên những triệu chứng tê mỏi, nhức đầu và làm tăng huyết áp nội trong ngày có ăn nhiều bột ngọt. Chậm lắm là qua ngày hôm sau. Phát hiện nữa là những người ăn phở từ nhỏ, ăn phở thường xuyên là mắc chứng cao huyết áp mà không hề biết nguyên nhân chính là phở. Nghe ai khai bệnh cao huyết áp cỡ 190 - 200, tôi hỏi ngay về sở thích ăn phở thì thường là đúng phóc. 
Phở là món ngon quốc hồn quốc tuý, một thời kỳ chính tôi cũng khoái, nhưng nhìn kỹ lại xem, trong nước dùng có gì? Đầu tiên là xương bò (hay trâu), rồi tuỳ theo ý của chủ tiệm mà còn có thêm nhiều thứ ngoài bột ngọt như gừng, đinh hương, hồi hồi, thảo quả, khô mực, vỏ quýt… Một số tiệm còn thêm củ cải đỏ, củ cải trắng nhưng khi hầm quá lâu như thế thì có thể sinh độc. Đáng lưu ý là phần mỡ bò sẽ gây cho người ăn chứng khó tiêu, chứng cholesterol cao trong máu, nhất là đối với ai thích phở gầu, phở tái béo, phở tái mỡ có thêm tuỷ bò! Người đang trị bệnh cao huyết áp với thuốc Tây đã thấy là thuốc cứ uống nhưng huyết áp vẫn không xuống một khi vẫn còn ăn phở mỗi ngày nghĩa là bệnh không thể giảm, lờn thuốc, có khi còn xảy ra tai biến đe doạ tính mạng. 
Do tình hình quán, tiệm mở ra còn có vô số món ăn khác như bún bò, hủ tiếu, canh miến, bún riêu, lẩu, mì Quảng… mà nét chung là chứa nhiều bột ngọt do óc hám lợi của người chủ tiệm, gây độc tố cho người ăn. Do đó, những người có thói quen hay hoàn cảnh phải thường ăn hàng quán nhiều, ăn nhậu nhiều thì hay mắc phải đủ thứ bệnh, điển hình là 5 bệnh: gan, bao tử, huyết áp, tim mạch và đường ruột mà chủ yếu là bệnh cao huyết áp do bột ngọt gây ra. Tình trạng ngộ độc, hay dị ứng tức là phản ứng của gan đối với bột ngọt xảy ra còn tuỳ vào tình trạng cơ thể, cơ địa con người. Có người bải hoải, mệt lả, bủn rủn chân tay, có người nhức đầu, đau lưng, đau vai, có người tê môi, có người tim đập mạnh và huyết áp tăng liền… Nói chung là những phản ứng hết sức bất lợi cho sức khỏe. 
Bột ngọt có tác hại như thế, không biết ngành y tế có biết hay không mà có điều lạ là hiện nay, nhiều hiệu bột ngọt vẫn cứ được phép quảng cáo rầm trời ở Việt Nam như Ajinomoto, Vedan…? 
Có người đi Nhật Bản về cho biết là mặt dù nước Nhật là nước hàng đầu về sản xuất bột ngọt nhưng dân Nhật xài rất ít bột ngọt nghĩa là rất hạn chế. Có lẽ họ sợ, biết tai hại của nó nên ít dùng? Vậy mà tại nước ta không hề có thông báo, văn bản chính thức nào của cơ quan y tế Nhà Nước phân tích về tác hại cũng như hướng dẫn sử dụng bột ngọt. Tôi có liên hệ trung tâm dinh dưỡng thành phố HCM để hỏi tài liệu về bột ngọt nhưng tiếc thay ở đây cũng không có tài liệu về bột ngọt đối với sức khoẻ của nhân dân thật không lường được.
Theo tôi, trước một con số rất lớn gia đình nước người mình (ước tính có thể đến 70 – 80%) dùng bột ngọt hằng ngày, các cơ quan y tế Nhà Nước cần có ngay những thông báo rộng rãi qua báo đài, qua mạng lưới thầy thuốc chữa bệnh Đông Tây y cho đại chúng, cho bệnh nhân được rõ tai hại của bột ngọt (giống như thông báo về tai hại của thuốc lá). Phải quan tâm nhất là thành phần bà con lao động nghèo, đã vì không đủ khả năng mua thịt nhiều, cá làm thức ăn hằng ngày nên cứ cho nhiều bột ngọt vào cho dễ ăn qua bữa, nên càng chịu độc của bột ngọt nhiều hơn ai hết. Tôi thấy có hiện tượng tỉ lệ thuận giữa bệnh tật của dân chúng hiện nay với tình trạng ăn uống ở hàng quán. Do đó một mặt chúng ta nên từ chối hay miễn cưỡng lắm là hạn chế tối đa bột ngọt, chịu kém ngon một chút mà giữ được sức khoẻ, mặt khác phải củng cố bếp ăn bằng cách:
 Bảo quản thực phẩm tươi sống thật tốt để giữ được khá đầy đủ hương vị tự nhiên. Thực phẩm càng tươi càng còn nhiều acid glutamid tức mùi vị đặc trưng càng rõ. 
 Phân bố thực phẩm tươi sít sao, nấu nướng nhanh gọn cho từng bữa ăn, tránh tình trạng thức ăn bị cất giữ quá lâu mà biến chất, mất tươi ngon.
 Thay thế bột ngọt bằng những thứ khác không hại mà vẫn tạo vị ngọt như củ cải trắng, củ cải đỏ, các loại xương, mướp, su su… 
Ăn thua là khéo chế biến cho ngon thôi cứ dứt khoát phải xa lìa bột ngọt dù chưa bịnh hay bịnh vì nó. Và phải bắt đầu từ bếp ăn gia đình vì ăn uống ngoài đường không phải là chuyện thường xuyên của tất cả chúng ta và ai cũng có thể hạn chế chuyện này. Ăn cơm nhà mới là sinh hoạt căn bản hằng ngày của đại đa số. Cho nên nguy cơ bột ngọt phải trừ khử ngay tại gia đình. Mà ông bà mình từ xa xưa cũng đâu có bột ngọt, không dùng bột ngọt từ ở nhà dân dã cho đến chốn cung đình, nhiều món ăn Việt Nam vẫn được chế biến tuyệt vời, nổi tiếng trong ngành ẩm thực quốc tế! Tôi biết có nhiều người nói rằng mỗi ngày chỉ nêm có một chút, chỉ ăn có một chút bột ngọt thì có gì đâu mà ầm ĩ? Các bạn ấy đã quên rằng mỗi ngày một chút nhưng nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm trôi qua thì ít cũng thành nhiều, bột ngọt tích luỹ trong cơ thể và hiển nhiên tác hại thầm lặng. Tương tự như thế, chất hàn the (borax) có công dụng làm cho thực phẩm dòn, dai nên được cho vào trong vô số món ăn ngoài đường như gỏi, củ kiệu, chả lụa, hủ tiếu mì...cũng độc hại về lâu dài. Rồi cặp “sát thủ” bột ngọt – hàn the cũng đâu tha cho kẻ tu hành ăn chay. Sống thanh tịnh, ăn giản dị thì đáng lý sức khoẻ của những đệ tử Phật môn phải tốt, phải rất ít bệnh tật, đàng này thì gần như đây, số hoà thượng, sa di, ni sư, ni cô đến khám, chữa bệnh tại trung tâm của chúng tôi lại ngày càng nhiều hơn, chủ yếu cũng là các bệnh về huyết áp, gan, bao tử. Tìm hiểu, suy nghĩ mãi tôi mới ngộ ra là nguyên nhân chính cho bệnh của các Thầy không gì khác hơn là những món ăn chay chế biến, đóng gói sẵn của Đài Loan đã được ồ ạt nhập về trong mấy năm gần đây. Và bột ngọt không hề vắng mặt trong những gói tôm chay, bò viên chay, với nguyên liệu rau, củ, tàu hủ ki, bột mì… chay lạt như thế, khó mà tránh được chuyện dùng bột ngọt để tạo vị ngon ngọt. Do đó, vì bột ngọt mà người ăn chay đã bị bệnh không kém gì người ăn mặn. Trong tình hình như đã nói là chưa có một tiếng nói chính thức nào của chính quyền hay ngành chức năng về tác hại của bột ngọt đối với sức khoẻ nhân dân, bài viết này của tôi có tính cách là một thông báo, cũng là lời cảnh báo về bột ngọt. Mọi người dân đều có quyền được cung cấp thông tin cần thiết cho sức khoẻ cùng sinh mạng của mình để khỏi rơi vào tình trạng thiếu hiểu biết hay hệ trọng hơn là sinh mạng bị đe doạ bởi thiếu hiểu biết. Do đó, với trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc, thấy cái gì rõ ràng là hại cho sức khoẻ của bà con cũng như của bệnh nhân thì phải lên tiếng. Tôi mong mỏi được mọi người quan tâm và có ý kiến đóng góp, xây dựng để cùng chọn ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này. 
----------
Bột Ngọt Gây Teo Não và Nhiều Bệnh Có Hại 
Theo giới quan sát, ở Việt Nam, năm 1996 là mốc phát triển mới của công nghiệp bột ngọt Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, sự giàu mạnh của công nghiệp bột ngọt trước đây đã từng ngăn chặn sự phát hiện ra các tác hại của nó đối với sức khỏe con người. 
Theo nghiên cứu, nếu ăn nhiều bột ngọt thì trẻ em sẽ bị teo não, lú lẫn! 
Một nghiên cứu của tiến sĩ tâm thần học Viện Ðại Học California Arthur D. Colman cho thấy, có khoảng 30% dân chúng bị những phản ứng nguy hại, khi ăn phải bột ngọt. 
Bột ngọt, thực chất là một hóa chất với tên gọi Monosodium Glutamat "MSG". Ðó là chất muối của acid glutamic, được sử dụng như tác nhân gây vị cho những thức ăn kém vị ngọt. Tuy không phải là một acid amin thiết yếu, nhưng glutamate là một chất quan trọng kích thích hệ thần kinh. Chính vì vậy, đã có một thời, người ta cho bột ngọt là bổ não, có thể chữa được bệnh nhức đầu! Nhưng không phải vậy. 
Thực tế, nếu dùng bột ngọt nhiều quá, thì chính glutamate ngoại sinh "dư thừa" này sẽ gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não. Chưa kể gan và thận do phải làm việc cật lực để thải hồi độc chất acid amin này, dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn. Tổ Chức Y Tế Thế Giới "WHO" và Tổ Chức Lương Nông "FAO" của Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần khuyến cáo không cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng bột ngọt và các thức ăn chế biến có bột ngọt. Ðối với người lớn, tránh dùng chừng nào tốt chừng ấy. Cấm dùng cho phụ nữ có thai. Ngoài ra, một số tác hại khác của bột ngọt: mập phì, trầm cảm, đái đường ở người có nguy cơ cao, và nhiều loại bệnh tim mạch khác... 
Sự hạn chế sản xuất bột ngọt xảy ra khá muộn màng: Năm 1970, Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm Hoa Kỳ "FDA" và nhiều quốc gia khác như Pháp, Anh đã chính thức cấm sử dụng bột ngọt cho trẻ em. Tại Pháp hoàn toàn không thể tìm thấy bột ngọt ở bất cứ cửa hàng và siêu thị nào "ngoại trừ tiệm ăn Tàu". Không thấy có quảng cáo bột ngọt trên các phương tiện truyền thông. 
Nhưng ở Việt Nam, bột ngọt lại đang 'bành trướng'. Từ sản xuất và mức tiêu thụ 8,000 tấn năm 1980, đến năm 1994 đã tăng lên gấp 10 lần. Đến năm 2005 đã tăng lên khoảng 100,000 tấn. Hiện cả nước có 5 cở sở sản xuất bột ngọt có vốn đầu tư nước ngoài với tổng cộng công suất hơn 200,000 tấn/năm. Chưa kể hàng trăm tấn bột ngọt khác đã và đang được Bộ Thương Mại Việt Nam cấp quota nhập và được chuyển lậu từ biên giới vào Việt Nam. 
Ðã có ý kiến báo động: “Việt Nam đang trở thành 'bãi thải' bột ngọt” của thế giới. (theo tài liệu nghiên cứu của tiến sĩ Phạm Văn Tất). Từ cuối năm 2000, chính phủ Việt Nam đã có thông báo 'không khuyến khích đầu tư sản xuất bột ngọt'. Nhưng, sản xuất vẫn đang vượt cầu. Chưa ai nghĩ đến chuyện hạn chế quảng cáo bột ngọt. Chính những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, phân phối bột ngọt đã và đang làm dân chúng ngộ nhận bột ngọt như là một món phụ gia cần thiết, trị cả bệnh nhức đầu và đau răng! 
Tiến sĩ Arthur D. Cilman, giáo sư lâm sàng khoa tâm thần Viện Ðại Học California tâm sự: 'Tôi đã viết một bài về tác hại của bột ngọt. Ngay lập tức, Hiệp hội bột ngọt đã chi hàng triệu dollars mở chiến dịch báo chí chống lại tôi. Họ đe dọa cắt quảng cáo trên các báo định đăng tiếp bài của tôi! Họ thuê một đồng nghiệp của tôi ở đại học Harvard đến gặp tôi, ngỏ ý tài trợ để tôi làm một chương trình nghiên cứu khác, đừng tấn công bột ngọt". 
Tây phương thường nói đến 'Hội chứng nhà hàng Tàu' (Chinese restaurant syndrome) với các triệu chứng điển hình khi ăn phải các thức ăn có nhiều bột ngọt: nhức đầu, đỏ mặt, đau ngực, sốt và rối loạn tuần hoàn. Người ta cũng ghi nhận ở một số người thường xuyên bị rối loạn như: suyễn, cảm, đau thắt ngực, tê mặt... là do không dung nạp bột ngọt. Vì vậy, càng ít dùng bột ngọt càng tốt. Ðặc biệt là cần tránh tối đa cho trẻ em dưới 6 tuổi không dùng bột ngọt. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình mình là tuyệt đối không dùng bột ngọt trong thực phẩm hàng ngày.
Sưu tầm trên fb

Thực phẩm sạch: "Thị trường man rợ" ở Việt Nam và câu chuyện thất bại của TS Đặng Kim Sơn

Thực phẩm sạch: "Thị trường man rợ" ở Việt Nam và câu chuyện thất bại của TS Đặng Kim Sơn
Hạ Minh | 19/08/2016 12:01

TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Bộ NN&PTNT đã chọn cách thứ 3 khi ứng xử với thực phẩm bẩn.
Chuyện nông dân trồng 2 luống rau và "kịch bản man rợ"
- Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng niềm tin về thực phẩm không chỉ diễn ra ở chợ, siêu thị, mà còn nóng trên cả nghị trường quốc hội. Thay vì chỉ là sự bận tâm của những người lo việc nội trợ, giờ đây, nó đã trở thành mối lo chung của toàn xã hội. Theo ông, đâu là thách thức lớn nhất của những người làm thực phẩm sạch ở Việt Nam hiện nay?
- Thị trường thực phẩm sạch tại Việt Nam vốn chưa hình thành hoàn chỉnh. Sự non trẻ, thiếu hoàn chỉnh hiện nay khiến thị trường này méo mó và hậu quả là người sản xuất và người tiêu dùng không thể kết nối được với nhau.
Mối quan hệ giữa người bán và người mua lẽ ra phải là dài hạn thì nay mới chỉ dừng ở mức ngắn hạn, mua ngày nào biết ngày đó mà không có cam kết lâu dài, nên không thể hình thành cam kết đáng tin cậy giữa hai bên.
Một bên, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được thực phẩm sạch nhưng lại không biết chắc được thứ mình mua có an toàn, có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không, chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh có được như mong đợi hay như cam kết của nhà sản xuất hay không.
Trong khi đó, người sản xuất lại không tin cậy vào một thị trường ổn định, không thể biết rằng liệu việc đầu tư nhiều hơn của họ, chi phí cao hơn để đạt được các chứng nhận tiêu chuẩn khắt khe về thực phẩm có được bù đắp đủ từ mức giá mua của người tiêu dùng hay không?.
Thị trường thực phẩm sạch vốn vận hành khác biệt với các thị trường nông sản thông thường khác, tiêu chuẩn hàng hóa tốt chỉ có thể hình thành mức giá hợp lý khi xác lập được niềm tin bằng những cơ chế vững chắc. Trong tình trạng thị trường chia cắt giữa giá và niềm tin, thì giá bán không thể bù đắp được giá thành, bào mòn nỗ lực của nhà sản xuất.
Nông dân kết nối với nguồn cầu qua doanh nghiệp, nhưng ở Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp đủ mạnh để có thể xây dựng được chuỗi giátrị đảm bảo thực phẩm sạch. Người nông dân yếu dựa vào doanh nghiệp cũng yếu, nên thị trường vận hành méo mó.
- Thực tế ở Việt Nam có hiện tượng người nông dân trồng 2 luống rau, một luống để bán,một luống giữ lại cho gia đình ăn. Ông bình luận như thế nào về hiện tượng này?
- Trên một thị trường méo mó thì động lực đạo đức, giá trị xã hội tự thân trong mỗi con người vốn được quản lý, ràng buộc vào hệ thốngpháp luật, được theo dõi bởi cả cộng đồng trở nên yếu ớt hơn hẳn động lực chạytheo lợi ích, tối đa hóa lợi nhuận của người sản xuất kinh doanh.
Thị trường chỉ vận động theo một vế với lợi ích là thước đo cao nhất và duy nhất. Đó là mô hình "thị trường man rợ". Đó là thị trường của các nhà tư bản khai thác khoáng sản, xây dựng đập thủy điện, phá rừng, xả chất thải bừa bãi không kể gì đến quyền lợi của dân.
Thì ngược lại, người nông dân bé nhỏ nhất - với tư cách của một người sản xuất - cũng hành xử chỉ tối đa hóa lợi ích của mình, tất nhiên cũng sẽ trồng hai luống rau, mảnh nhỏ sạch để ăn, mảnh to phun thuốc trừ sâu thả cửa để bán cho nhà tư bản ăn. Đáng buồn là cả xã hội cũng ăn theo.
Xét trên toàn xã hội, người dân chỉ bảo vệ lợi ích củachính mình mà coi toàn bộ đối tượng khác là miếng mồi, là kẻ thù.
Khi anh nông dân làm thế, anh ta nghĩ rằng người sản xuất hàng công nghiệp cũng làm thế: hàng tốt, an toàn nhà sản xuất dành để cung ứng cho thành phố, còn hàng kém chất lượng, giả nhái thì mang về nông thôn tiêu thụ. Chỉ có ở nông thôn mới có chuyện học trò "ngồi nhầm lớp", mới có làng ung thư, mới có trẻ em bị teo cơ vì tiêm phòng saiquy cách...
Anh nông dân khi ấy cũng nghĩ rằng, Nhà nước cũng đang cư xử tương tự, nghĩa là chính sách tốt, quyền lợi mạnh, lợi ích, vốn đầu tư công dồn hết vào đô thị, vào công nghiệp, còn lại những thứ "viện trợ nhân đạo"thì mang tới các khu vực khó khăn hơn.
Tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội lúc đó chỉ cóthể dành cho mình phần có lợi nhất, phụ thuộc lĩnh vực mà họ hoạt động nhưng rất nhỏ nhoi trong nhu cầu to lớn và đa dạng của chính họ. Kết quả là tất cả đều thiệt hại.
Câu chuyện hai luống rau không chỉ dừng lại ở vấn đề thái độ của người nông dân. Nó là biểu hiện cụ thể nhất của một xã hội ích kỷ, luật pháp lỏng lẻo, đạo đức mong manh và giá trị chung chao đảo.
Thực phẩm sạch: Thị trường man rợ ở Việt Nam và câu chuyện thất bại của TS Đặng Kim Sơn - Ảnh 1.
Thực phẩm sạch có thời là sản phẩm sẵn có với người tiêu dùng Việt, trước khi trở thành hàng hóa "quý hiếm" như hiện nay.
"Tôi sẽ cố gắng về ăn cơm nhà"
- Hiểu rõ về thị trường, hiểu rõ về thực phẩm, vậy ông thường "đi chợ" thế nào cho chính gia đình mình?
- Trong tình trạng lẫn lộn về thực phẩm hiện nay, trừviệc nhắm mắt cho qua, thì người dân thường có 3 cách ứng xử chủ yếu:
Một là thay đổi thực đơn: họ mua những thực phẩm mà theo họ hi vọng là ít độc hại hơn, như bỏ các loại đậu đỗ, rau cải, mua ngọn bí, rau lang...
Hai là các gia đình có khả năng kinh tế thì mua thực phẩm nhập ngoại, hàng an toàn từ các thương hiệu lớn.
Ba là quay lại tự cung tự cấp như thời bao cấp, tự phục vụ nhu cầu của cá nhân và gia đình.
Gia đình tôi theo trường phái thứ ba, chăm sóc một vườn rau để tự phục vụ. Nhưng tôi cũng chỉ có khả năng tự cung ứng được rau, chứ gạo, nước mắm, thức ăn thì vẫn mua ở ngoài. Và tôi biết rằng mấy thứ đó thì chẳng thể tin tưởng hoàn toàn được.
Đây cũng là lý do mà tôi, các anh em đồng nghiệp và nhiều doanh nghiệp tử tế đang nỗ lực thiết lập một kênh hàng hóa sạch, an toàn để cung cấp ra thị trường, trước hết là để giúp mình và sau đó là cho mọi người.
- Nhưng cũng có lúc ông đi chơi, đi công tác nên phải ăn đồ ở ngoài. Lúc đó thìlàm thế nào để tránh được thực phẩm bẩn?
- Những lúc đi làm thì nếu trong khả năng về được nhà, tôi sẽ cố gắng về ăn cơm nhà.
Nếu có thể mang đồ ăn đi thì tôi cũng mang theo. Còn trong trường hợp đi công tác, buộc phải ăn ở ngoài, tôi sẽ lựa chọn cách hạn chế tối đa việc dùng bữa ở các quán ăn ven đường, chỉ ăn ở nơi đi và nơi đến
- Xin ông chia sẻ câu chuyện về thất bại của các doanh nghiệp làm thực phẩm sạch ở Việt Nam mà ông biết.
- Tôi có thể chia sẻ ngay câu chuyện của chính mình. Khi còn ở viện nghiên cứu Chính sách Chiến lược Nông nghiệp, chúng tôi đã thử tổchức một công ty, nhờ một tổ chức quốc tế viện trợ cho chúng tôi một dự án.
Lúc đó, chúng tôi hợp tác với nông dân xây dựng một vùng rau sạch ở vùng miền núi gần Hà Nội, làm với đồng bào dân tộc. Kết quả là chúng tôi lỗ gần chết, công ty gần như phá sản.
Nguyên nhân là bởi quy mô nguồn cung nhỏ lại không đều vì thời tiết thất thường, mức cầu cũng biến động theo ngày.
Cả hai phía cung cầu biến động nhưng lệnh pha nhau, rau mà thu hoạch chậm bán được thì chỉ có nước bỏ đi, trong khi có lúc thị trườngcần lại không đủ để cung ứng. Vì vậy, chúng tôi càng làm càng lỗ.
Khi bắt tay vào xây dựng công ty, việc xin phép thànhlập mất nhiều thời gian; khi xin phá sản, cũng phải qua nhiều thủ tục, nhưngriêng ngành thuế thì đến gặp đều đều...
Lúc ấy tôi mới hiểu rằng làm rau hữu cơ, hay rau an toàn thì rất khó, kể cả với doanh nghiệp của cơ quan, có dự án hỗ trợ như chúng tôi cũng chết chứ chưa nói đến người nông dân.
Thực phẩm sạch: Thị trường man rợ ở Việt Nam và câu chuyện thất bại của TS Đặng Kim Sơn - Ảnh 2.
Sự tử tế của từng cá nhân góp phần làm nên một xã hội có trách nhiệm, bắt đầu ngay từ việc bán thứ mình dùng được, thay vì "một vườn rau chia 2 luống".
Thực phẩm bẩn và thách thức "trao quyền cho nông dân"
- Vậy đâu là giải pháp để giúp các doanh nghiệp thành công, để mọi người đều được dùng thực phẩm sạch?
- Về lâu dài, đây là lĩnh vực vẫn cần vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, xét trên thực tế tại Việt Nam, cả doanh nghiệp và người sản xuất nhỏ lẻ đều khó có thể tạo nên kênh cung ứng tốt, dù phía cầu bao giờ cũng rất cao.
Cơ hội rõ ràng chỉ có sẵn ở một trong hai yếu tố: doanh nghiệp rất mạnh, hoặc Chính phủ có chính sách hỗ trợ lớn.
Xét về phía doanh nghiệp, nếu đơn vị nào có khả năng khống chế được nguồn cung thị trường với số lượng lớn, đa dạng, chấp nhận được những rủi ro, làm được nhiều mặt hàng khác bên cạnh rau như gạo, chăn nuôi, thủy sản...., làm chủ vùng nguyên liệu, hình thành được chuỗi phân phối thì đơn vị đó có thể vượt qua khó khăn trên thị trường.
Nếu không, doanh nghiệp đó phải làm những ngành khách như tài chính, địa ốc... với khả năng cân bằng tốt về tài chính, thì mới có thể đầu tư bù giá vào thực phẩm sạch vượt qua giai đoạn lỗ ban đầu.
Xét về phía Chính phủ, vai trò, xây dựng, góp một lực đẩy lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân tạo lập ra thị trường, giúp bên bán và bên mua gặp được nhau, khơi thông cho dòng chảy thực phẩm sạch.
Và một "Chính phủ kiến tạo" phải làm điều đó thông qua một hệ thống chính sách hoàn chỉnh chứkhông phải các chương trình dự án ngắn hạn, qui mô hạn chế chỉ dẫn đến xin cho, thất thoát chi tiêu công.
Đi từ cái gốc, muốn làm chủ thị trường, nông dân cần mạnh. Muốn mạnh, họ phải là nhà cung cấp lớn. Như vậy, không thể có nguồn cung nhỏ lẻ kiểu hộ gia đình được, mà phải làm trang trại lớn, liên kết lại với nhau trong các hợp tác xã, hội nông dân…
Vấn đề là chính sách hiện tại chưa tạo ra động lực đột phá, thúc đẩy được hợp tác xã phát triển, chưa khiến người nông dân nhận thấy lợi ích khi họ hợp tác với nhau.
Đối với doanh nghiệp, hệ thống chính sách hiện hành cũng chưa đủ sức kéo 99% đơn vị này đi về nông thôn, họ chỉ đóng trụ sở và kinh doanh ở thành thị để có doanh thu ổn định và đỡ rủi ro.
Mặt khác, các cơ quan quảnlý nhà nước ôm về mình quyền kiểm soát mọi vấn đề kỹ thuật chi tiết, lại chia ra nhiều đầu mối với nhiều quy định, nhiều loại giấy phép khiến doanh nghiệp vốn đã khó về năng lực, kỹ thuật, giờ lại thêm khó về thủ tục hành chính.
- Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng về công nghiệp, nhưng họ cũng có nền nông nghiệp sạch và có giátrị cao hàng đầu thế giới. Vậy Việt Nam, với lợi thế là đất nước có truyền thông nghề nông, điểm cốt lõi để chúng ta cũng vươn mình trở thành một nước nông nghiệp sạch, trở thành nguồn cung cho thế giới là gì thưa ông?
- Không cần so sánh với Nhật Bản xa xôi, chỉ nhìn qua Campuchia, Lào, Nepan, chúng ta có thể thấy những bài học quý giá.
Hoặc là những đất nước mới phát triển nhưng quan hệ cộng đồng chặt chẽ, chênh lệch đô thị - nông thôn chưa tạo ra sức hút mạnh mẽ của vật chất, sức hấp dẫn của đồng tiền chưa kéo người dân quê ra khỏi ràng buộc đạo đức tôn giáo, của gắn bó con người thì họ vẫn thấy quyền lợi của mình gần với toàn xã hội.
Hoặc là những quốc gia công nghiệp thì chính quyền tập trung quản lý các vấn đề chính, việc giám sát thị trường, kiểm soát vệ sinh trong sản xuất, an toàn trong kinh doanh được phân cấp cho các tổ chức dân sự.
Các hiệp hội nông dân, hội kinh doanh, hội tiêu dùng trở thành lực lượng giám sát trăm tai, nghìn mắt tự giác ngăn chặn mọi hành vi vi phạm quy định. Luật pháp được tôn trọng nhờ dân chủ động thi hành, quyền lợi của mọi người thống nhất.
Ở một số nước nghèo nông dân cũng không chạy theo lợi nhuận bán hàng bẩn, hàng xấu cho khách vì họ thấy người đô thị bán hàng công nghiệp, làm dịch vụ cho họ cũng cùng giá cả, chất lượng như những gì dân đô thị dùng.
Ở các nhiều nước giàu, người nông dân biết rằng nếu họ sản xuất ra được một mặt hàng tốt, thì người tiêu dùng sẽ trả cho họ mức giá cao hơn.
Người tiêu dùng cũng biết chắc sản phẩm mình ăn, mặc, sử dụng đến từ vùng nào và quy trình sản xuất đã áp dụng kỹ thuật gì dù là từ người nông dân hay từ người công nhân. Đổi lại, người mua sẵn sàng trả mức giá xứng đáng với sự trân trọng đúng mức.
Điểm mấu chốt là phải đạt được một vòng kết nối để 3 yếu tố lợi ích, đạo đức, pháp luật có thể đi song hành được với nhau và thị trườngvăn minh. Nghe thì khó nhưng chúng ta quên mất rằng chuyện ăn sạch là phổ biến trên thế giới và chính ta cũng mới rơi vào khủng hoảng vệ sinh an toàn thực phẩm mấy thập kỷ gần đây, cùng với những sa sút trong cuộc sống tinh thần.
Ba mươi năm trước, Việt Nam đang từ chỗ đói ăn, nghèo khổ trở thành đủ ăn, nông nghiệp dư xuất khẩu không phải nhờ vốn liếng tăng, khoa học công nghệ mới hay nhà nước chỉ đạo mạnh tay hơn, mà là nhờ nhà nước trao quyền cho dân, quan hệ thành thị và công nghiệp với nông nghiệp tử tế hơn.
Hôm nay, muốn vươn mình trở thành một nước nông nghiệp sạch cũng không phải chỉ ở việc tăng cường kiểm soát, xử phạt nghiêm minh, cấm bán sản phẩm này hay sản phẩm kia, tăng cường phối hợp các bộ ngành, thậm chí không đơn thuần là xây dựng một kênh giá trị, trong đó mọi người có thể kiểm soát nhau một cách chặt chẽ…
Chúng ta vẫn cần Nhà nước trao quyền mạnh mẽ hơn cho các tổ chức cộng đồng và ngành nghề, cần một mô hình phát triển kinh tế xã hội hài hòa mở ra cơ hội công bằng cho cả nông thôn và đô thị, cần có một xã hội mà tất cả các cá nhân công nhận trân trọng giá trị của nhau.
Khi đó, nông nghiệp Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn phát triển thần kỳ nữa, một nền nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường và đầy nhân văn.

http://soha.vn/thuc-pham-sach-thi-truong-man-ro-o-viet-nam-va-cau-chuyen-that-bai-cua-ts-dang-kim-son-20160818163821199.htm

Chất độc có ảnh hưởng đến hầu hết mọi người hiện nay là gì? Ma túy, rượu hay thuốc lá?

Chất độc có ảnh hưởng đến hầu hết mọi người hiện nay là gì? Có phải là ma túy, rượu hay thuốc lá không?

- Câu trả lời: Không.

- Chất độc số 1 thế giới hiện nay không phải là ma túy, rượu hay thuốc lá, vì cả 3 đã đều đã được luật pháp kiểm soát. Vậy chất độc gì đang càn quét thế giới văn minh và nuôi dưỡng bệnh ung thư, tim mạch và tiểu đường kinh khủng đến vậy?
- Ngày nay 1 đứa trẻ bình thường ở các nước phát triển khi lên 8 tuổi đã ăn vào 1 lượng đường lớn bằng người ta ăn cả đời cách đây 1 thế kỷ. Còn con bạn thì sao? Nước ngọt, nước tăng lực, sữa có đường, nước "trái cây, trà, thảo dược" đóng chai đầy đường, kem, bánh, kẹo...? Chỉ 1 lon nước ngọt mỗi ngày cũng đã vượt quá lượng đường được Tổ chức Y tế thế giới WHO cho phép và làm tăng nguy cơ béo phì của bạn tới 60%. Sau béo phì là dậy thì sớm, lão hóa nhanh, tiểu đường, mỡ máu, huyết áp, đột quỵ, thoái hóa khớp, ung thư... Độ pH của nước uống an toàn cho người khoảng từ 6.5 - 8.5, của axit trong bình ắcquy là 1, còn của nước ngọt có gaz là 3.4. Khi uống nước ngọt có gaz thực ra bạn đang uống axit sulphuric mạnh đến mức có thể làm tan xương và men răng, thậm chí còn tẩy được cả vết ố bồn cầu.

- Lần đầu tiên trong lịch sử loài người đang chứng kiến những thế hệ các con sẽ không sống lâu bằng cha mẹ.

Sưu Tầm trên internet

Thức ăn chốn quê nhà không “sạch” như ta tưởng

Thức ăn chốn quê nhà không “sạch” như ta tưởng

Một ngày đẹp trời, bạn rời Thủ đô để về với bến đỗ bình yên nơi quê nhà. Bạn tưởng rằng mọi thứ ở quê sẽ an toàn và sạch sẽ, chẳng còn thực phẩm bẩn, hàng nhái, hàng kém chất lượng bày nhan nhản như bạn luôn thấy ở mấy khu chợ sinh viên. Bạn an tâm nghĩ như thế, tự tin cho rằng mấy món đồ quê mình là sạch nhất, an toàn nhất. Vâng, bạn sẽ vẫn đinh ninh như vậy, cho đến khi chính mắt nhìn thấy ba mẹ mình đem từ đâu về cả tải ngô ngọt, khen tấm tắc chất lượng của “ngô nhập từ Mỹ về”, rồi không ngại ngần dúi cho bạn mấy tấm tờ rơi quảng cáo ngô lai DK6919 của Dekalb, kèm theo cái cười tít mắt có ý reo vui “cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi”. Và thế là từ giây phút ấy, bạn nhận ra rằng từ giờ chẳng còn nơi nào an toàn nữa, vì kẻ địch đã vào đến cửa ngôi nhà của bạn rồi!
Kẻ địch là kẻ địch nào?
Như đã đề cập ở trên, “kẻ địch” cụ thể mà chúng ta có thể nhìn thấy ngay trước mắt chính là giống ngô lai DK6919 và NK4300 Bt/GT. Nhưng ngô lai nhập từ Mỹ về thì có gì nguy hiểm chứ? Cùng lắm cũng chỉ là một loại ngô “ngoại quốc” mà thôi. Hẳn là các bác nông dân đã nghĩ như thế khi nhập hạt giống của mấy loại ngô kia về, kèm theo những lời hứa hẹn trong mơ về một giống ngô “thần thánh”: “Giống ngắn ngày”, “Cho năng suất cao”, “Không sâu đục thân ngô”, “Chống chịu thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate”,… Hay ho như vậy, lại tiện ích như vậy, lại có khả năng đem đến một viễn cảnh hiệu quả kinh tế cao như vậy, còn chần chừ gì mà không nhập về.
Thế là người nông dân rơi vào cái bẫy của Monsanto và dòng thực phẩm biển đổi gen!
Thực chất, những giống ngô đã nêu ở trên đều được tập đoàn Monsanto cung cấp, và đều là ngô đã qua quá trình biến đổi gen. Biến đổi gen là quá trình lai ghép gen của một số giống cây trồng, vật nuôi này với gen của một số loài sinh vật khác để tăng khả năng sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh, thuốc trừ cỏ của giống. Monsanto là tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh này. Từ những năm 1990, Monsanto bắt đầu biến đổi bộ gen của ngô, bông, đậu tương, cải dầu bằng cách ghép với DNA từ một nguồn bên ngoài (virus và bacteria) để đạt được một trong hai đặc điểm: một loại thuốc trừ sâu tạo ra trong nội bộ (khiến côn trùng ăn phải ngô hoặc đậu nành này bị vỡ bụng), hoặc một kháng thể nội bộ để chống chịu được thuốc diệt cỏ RoundUp (bao gồm chất độc Bt và Glyphosate) của chính Monsanto (cho phép nông dân có thể phun tưới đồng ruộng của họ với Roundup liều lượng lớn để diệt cỏ dại mạnh hơn). Với trường hợp thứ hai, buộc phải cấy vào hạt giống biến đổi gen đó một lượng Bt hoặc Glyphosate đủ để tạo ra kháng thể. Tức là, trong chính từng hạt giống đã hàm chứa chất độc gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi ăn những thức ăn biến đổi gen này, con người không chỉ phải đối mặt trước nguy cơ bị ảnh hưởng đến cấu trúc gen của bản thân mà còn có khả năng sẽ nhiễm độc thực phẩm do lượng độc chất có trong chính thực phẩm đó gây ra.
Trước làn sóng phản đối sản phẩm biến đổi gen, phe bênh vực lên tiếng bằng việc đưa ra phán xét: Chưa có một bằng chứng khoa học nào xác minh thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng chính bên bênh vực kia, lại không tìm được bất kỳ một thông tin khoa học nào chứng thực được thực phẩm biến đổi gen an toàn cho con người. Hơn nữa, tất cả những lợi ích Monsanto đưa ra chỉ xoay quanh vấn đề lợi ích kinh tế và việc giải quyết khó khăn trong khâu nuôi trồng chứ không hề khẳng định tính an toàn đối với sức khỏe con người của từng giống cây trồng. Đây rõ ràng là một vấn đề đáng lưu ý. Không chỉ vậy, bằng quyền lực kinh tế và quyền kiểm soát chính trị, Monsanto còn cấm đoán việc nghiên cứu các sản phẩm biến đổi gen mà quý tập đoàn cung cấp ra thị trường. Mọi nghiên cứu khoa học về sản phẩm biến đổi gen đều bị coi là vi phạm pháp luật. Từ đây, chúng ta có thể thấy rõ, việc không có bằng chứng khoa học xác minh thực phẩm biến đổi gen có hại cũng chỉ là kết quả của chiêu bài bưng bít thông tin của Monsanto. Nếu thực phẩm biến đổi gen thực sự an toàn, tại sao lại không để các nhà khoa học vào cuộc và minh oan cho chúng?
Chống lại thực phẩm biến đổi gen như thế nào?
Thực phẩm biến đổi gen đã du nhập vào nước ta được hơn 10 năm nay một cách âm thầm. Chính vì vậy, cuộc chiến chống lại thực phẩm biến đổi gen không hề đơn giản, nếu không muốn nói là khó khăn. Chúng ta có thể kêu gọi tẩy chay, nhưng sẽ có những người đứng lên cho rằng đây là phương pháp quá vô tâm khi không quan tâm đến sự sống còn của những người làm nông. Thế nhưng, trong tình trạng thực phẩm biến đổi gen ồ ạt tràn vào nước ta như hiện nay, tẩy chay chúng chính là biện pháp khả thi nhất.
Nếu còn đang là sinh viên, bạn sẽ hiểu được bạn đang đứng trước những mối nguy cơ nào. Những thứ đồ ăn vặt để cứu đói qua ngày như ngô ngọt, sữa ngô, sữa đậu nành, dầu đậu nành… lại chính là thứ thuốc độc đang hủy hoại chính cơ thể bạn, là tác nhân có thể gây thoái hóa giống về sau. Chưa hết, nếu ăn phải thứ cám ngô làm từ các cây ngô biến đổi gen, bộ gen của gia súc, gia cầm cũng bị ảnh hưởng. Giờ thì hãy tưởng tượng, bạn – mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn – sẽ ra sao khi sở hữu cấu trúc gen ngày càng giật lùi, để rồi một ngày nào đó. thế hệ con cháu bạn lại có bộ gen ngang hàng với những sinh vật trong mắt xích đầu tiên?
Bên cạnh việc tẩy chay, chúng ta cần đến một biện pháp dài hơi hơn. Con người thường quen với những cuộc chiến đấu ở tầm cao trong tư tưởng, hay chí ít cũng là ở những cuộc chiến với bom đạn ngoài chiến trường. Người ta chưa quen với việc phải đấu tranh trong cuộc sinh tồn với lợi nhuận kinh tế từ các tập đoàn lớn. Con người thường đấu tranh vì lí tưởng tự do, bình đẳng, bác ái mà chưa quen với việc phải đấu tranh vì đồ ăn với tư cách là nguồn gốc cho sự sống. Và rõ ràng chúng ta có quyền được biết các thông tin đầy đủ nhất về những gì bản thân sẽ tiêu thụ, có quyền yêu cầu các sản phẩm biến đổi gen trước khi tung ra thị trường phải được dán nhãn. Dán nhãn không chỉ như một hình thức phân loại sản phẩm, mà còn là hình thức cung cấp những thông số cơ bản nhất liên quan đến sức khỏe con người. Từ đó, mỗi người có quyền lựa chọn nên mua hay không, tức là có quyền và tự có trách nhiệm trước mỗi quyết định của mình.
Năm 2007, “Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký, ghi rõ trong điều 11: “Tổ chức, cá nhân lưu thông thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trên thị trường với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn hàng hóa”.
Thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa có sản phẩm nào được dán nhãn. Không những vậy, lượng người dân biết và hiểu về sản phẩm biến đổi gen còn chiếm số lượng vô cùng ít ỏi. Do vậy, thực tế là đã đến lúc chúng ta phải đứng lên đấu tranh cho quyền được biết của chính mình. Với tất cả mọi vấn đề liên quan đến đồ ăn, cũng là sự sống còn, người dân cần được biết.
Chính phủ cần có biện pháp để bảo vệ người dân, không phải bằng cách quẳng vào mặt dân chúng đống giấy vụn viết thông tin sai lệch khuyến khích phát triển kinh tế qua việc mua hạt giống biến đổi gen “chất lượng cao” về, càng không phải bằng việc vẽ ra một viễn cảnh tươi đẹp giàu có cho nông dân, mà bằng việc cung cấp sự thật. Và sự thật là chẳng có cái gì tốt đẹp hoàn hảo, sản phẩm biến đổi gen nhân tạo lại càng không, bất chấp việc người ta có khoác lên nó mỹ từ nào đi nữa!
Rồi một ngày đẹp trời, khi sản phẩm biến đổi gen tràn ngập thị trường, khi mọi lí luận về biến đổi gen đều không có bằng chứng xác thực, khi lượng người dân mắc bệnh do ăn phải thực phẩm biến đổi gen ngày càng tăng, bạn sẽ nhận ra bạn bắt buộc phải lựa chọn, chiến đấu hoặc chết.
Thư Sinh
http://bookhunterclub.com/thuc-chon-que-nha-khong-sach-nhu-ta-tuong/

Chế độ ăn hữu cơ trong một tuần giúp giảm 90% độc tố trong cơ thể

Chế độ ăn hữu cơ trong một tuần giúp giảm 90% độc tố trong cơ thể

Hàng chục triệu người đang áp dụng chế độ ăn hữu cơ với lý do tốt là làm giảm mức độ nguy hiểm của thực phẩm biến đổi gen và thuốc trừ sâu đang gây ô nhiễm môi trường, và cách duy nhất để đảo ngược mối nguy hại này đó là tránh xa chúng. Ăn hữu cơ lành mạnh giúp cơ thể chúng ta thoát khỏi các chất độc tố trong cơ thể.
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học RMIT Úc, những người chuyển sang chế độ ăn ít nhất 80% chất hữu cơ, có thể giảm 90% tình trạng phơi nhiễm thuốc trừ sâu trong cơ thể. Điều đó có nghĩa nó giúp cơ thể nhanh chóng được giải độc. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Environmental Research.
Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ là khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên nông nghiệp hữu cơ nói chung luôn hướng đến nuôi trồng thúc đẩy cân bằng sinh thái, đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học. Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể hạn chế sử dụng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp. Thực phẩm hữu cơ cũng không được phép xử lý bằng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp.
Trưởng nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Liza Oates cho biết, kết quả cho thấy những người chuyển sang ăn chủ yếu chất hữu cơ chỉ một tuần có thể giảm đáng kể tình trạng phơi nhiễm thuốc trừ sâu, và nhóm đã chứng minh rằng, chế độ ăn uống hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thuốc trừ sâu trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu đã chọn một cách ngẫu nhiên 13 người lớn và chỉ định ăn theo chế độ ăn 80% thực phẩm hữu cơ, trong khi những người khác ăn 80% thực phẩm truyền thống. Sau một tuần chế độ ăn đã được thay đổi. Sau đó các mẫu nước tiểu được lấy sau mỗi ngày. Hàm lượng dialkylphosphate (DAP) – là chất hóa học mà cơ thể sản sinh ra khi thuốc trừ sâu chứa nhiều phosphat hữu cơ bắt đầu phân hủy trong cơ thể của những người tham gia nghiên cứu được đưa đi phân tích.
Sau khi trải qua một tuần chế độ ăn hữu cơ, hàm lượng DAP được tìm thấy thấp hơn 89%, khi so sánh với chế độ ăn gồm phần lớn là những loại thực phẩm thông thường.
Giảm 90% thuốc trừ sâu hóa học trong cơ thể là một tỷ lệ rất lớn, bởi vì nó có thể mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể. Có thể hiểu một số loại thuốc trừ sâu phosphat hữu cơ ban đầu được phát triển để sử dụng như khí độc trong chiến tranh, vì vậy các tác động thần kinh của chúng đã được ghi chép rõ ràng.
Chuyên gia tế bào ung thư Kathleen Collins thuộc Đại học California tại Berkeley mới đây đã cảnh báo, điều tồi tệ hơn đối với methyl iodide, cũng giống như phosphat hữu cơ có thể ức chế hệ thần kinh trung ương. Metyl iodua được phun vào các loại thực phẩm và sử dụng trong một số dược phẩm gây phù phổi, nôn, buồn nôn, nói lắp, bong tróc da, buồn ngủ, chóng mặt và các hiệu ứng tiêu cực khác. Điều kinh hoàng là EPA vẫn chưa phân loại chất gây ung thư tiềm năng trong methyl iodide. Vì vậy, giải độc bằng chế độ ăn hữu cơ giúp cho cơ thể bạn được nghỉ ngơi, tránh được tất cả các loại độc tố trong thuốc trừ sâu.
Minh Trang (Tổng hợp)

http://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/che-do-an-huu-co-trong-mot-tuan-giup-giam-90-doc-to-trong-co-the-20160813071256472.htm

Hàng triệu người Việt Nam bị máy khử trùng ozone lừa ngoạn mục?

Hàng triệu người Việt Nam bị máy khử trùng ozone lừa ngoạn mục?

Độc lại chồng lên độc, thoát độc này lại gặp độc kia, mệt mỏi vì bệnh mãi không khỏi.
PGS Phạm Duy Hiển cho biết, khí ozone trước hết là khí cực độc, có thể làm chết động vật thí nghiệm và ngay cả con người với liều nhất định. Với liều hoặc nồng độ nào đó ozone rất độc hại cho nhu mô phổi và đường hô hấp nói chung.
Nhiều gia đình là tín đồ của máy khử trùng ozone
Teo niêm mạc mũi vì máy ozone
Là tín đồ của các loại thực phẩm sạch thôi chưa đủ, gia đình bà Trần Thị Nhài trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội còn sắm thêm máy sục rau, củ quả, thịt ozone để loại bỏ chất độc hại ra khỏi thực phẩm.
Bà Nhài tin rằng nhờ có máy này các loại chất bẩn đều được tống ra ngoài hết. Nhìn miếng thịt sau khi sục qua máy sục ozone bà Nhài rất sợ bởi vì các loại váng đóng cặn nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Bà Nhài lo lắng nếu những thứ này mà đi vào cơ thể không biết sẽ độc hại ra sao.
Cũng giống như bà Nhài, biết bao bà nội trợ đã tin tưởng và mua dùng máy ozone với hi vọng tốt cho sức khoẻ gia đình.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hoà trú tại Vương Thừa Vũ, Hà Nội là điển hình. Bà Hoà kể, từ năm 2006, khi có dịch tiêu chảy xuất hiện, quá hoảng sợ với thực phẩm bẩn, bà đã mua chiếc máy khử trùng ozone. 10 năm nay chiếc máy này trở thành vật bất ly thân trong gian bếp của nhà bà.
Bà Hoà không nghĩ rằng căn bệnh viêm teo niêm mạc mũi của vợ chồng mình là do máy khử trùng ozone gây ra. Đến khi đi khám về điều trị mãi không khỏi, chồng bà mới lên các trang web nước ngoài đọc, vô tình biết được ozone có thể gây teo niêm mạc mũi, lúc này bà mới tá hoả. Thì ra 10 năm qua bà sống chung với vật ảnh hưởng tới sức khoẻ của gia đình mình mà bà không biết.
Không có ngưỡng nào an toàn
PGS Phạm Duy Hiển – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương, cho biết, máy khử trùng ozone thực sự không có tác dụng nào trong việc làm sạch thực phẩm bẩn. PGS Hiển cho biết bản thân ông cũng là nạn nhân của máy khử trùng ozone.
Viêm mũi họng mãn tính do ngộ độc khí ozone
Thật tình cờ, khi PGS Hiển sử dụng từ khoá "sử dụng máy sục ozone cho thực phẩm bẩn trong gia đình" thì không có một quốc gia nào trên thế giới sử dụng máy tạo ozone dùng cho hộ gia đình tẩy thực phẩm bẩn.
Máy ozone chỉ dùng trong công nghiệp, bảo quản thực phẩm sạch sau thu hoạch hoặc giết mổ; diệt vi trùng nguồn nước uống của thành phố thay Clo; vệ sinh chai lọ ở các nhà máy bia, nước giải khát...
Nhưng hiện nay, máy này cũng không được sử dụng rộng rãi vì tác dụng độc hại cho công nhân và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường không khí! Nơi sản xuất máy "sục ozone" cho gia đình chỉ thấy ở Việt Nam, Trung Quốc và một số máy không rõ nước nào sản xuất chỉ ghi ký hiệu công ty...
PGS Hiển cho biết, khí ozone trước hết là khí cực độc, có thể làm chết động vật thí nghiệm và ngay cả con người với liều nhất định. Với liều hoặc nồng độ nào đó ozone rất độc hại cho nhu mô phổi và đường hô hấp nói chung.
Tuy ozone có thể tiêu diệt vi khuẩn ở bề mặt thực phẩm, nhưng khi các chất độc như kháng sinh, chất diệt cỏ trừ sâu... đã ngấm sâu vào thực phẩm thì vai trò của ozone lại không cao.
Thậm chí, ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp máy "sục ozone" cũng không loại bỏ được hết các độc tố, vì có hàng trăm chất độc, hàng trăm hóa chất, trong khi chỉ mình ozone sẽ không thể "phá hủy" được tất cả.
Đáng lưu ý, muốn tạo ozone phải sử dụng thiết bị tạo oxy sạch và sấy khô, thiết bị này rất đắt, nếu lắp vào máy "sục ozone" thì khó có thể bán được vì giá thành quá cao. Trường hợp lấy không khí thường là hoàn toàn không sạch, bởi không khí chứa đến hơn 70% khí nitơ (N2) và lại không sấy khô. Qua máy "sục ozone" khí nitơ này sẽ thành oxit nitơ và ozone. Lượng ozone không lớn (thường chỉ chiếm 19%) còn khí oxit nitơ lại chiếm tỷ lệ cao hơn.
Oxit nitơ lại cực kỳ độc hại đối với người sử dụng, đặc biệt là khi ăn kèm thực phẩm chứa chất này với mắm tôm hay sản phẩm lên men tạo nên sự phân hủy oxit nitơ. Khí này bám vào vòm họng và được xem là một trong những nguy cơ gây nên ung thư vòm họng.
Nếu thường xuyên hít phải khí này sẽ mắc bệnh về tai, mũi, họng: viêm mũi, hen phế quản mãn tính, viêm kết giác mạc, viêm phổi mãn tính như khi hít phải khí ozone vậy.
"Ngoài ra, với nồng độ ozone không nguy hại cho con người (0,1ppm/8 giờ) lại không giết được vi trùng, các nhà sản xuất đua nhau nâng công xuất máy "sục" lên đến 20, 30 thậm trí 40ppm...Trong buồng bếp rộng 15-20 m2 các bà nội trợ lắp máy "sục ozone" công xuất cao để diệt "con vi trùng" tốt hơn, nhanh hơn... thì "con người" sẽ ra sao?" – PGS Hiển đặt câu hỏi.
Nói về việc máy "sục ozone" được sử dụng tràn lan như hiện nay, PGS Hiển cho biết các nhà sản xuất đang lợi dụng kẽ hở về chuẩn ozone chưa được công bố và chưa có cơ quan chức năng nào kiểm định, cho phép nên vô tình tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sản xuất, nhập khẩu và lưu hành không kiểm soát.
Phương Thuý

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Nông dân xin ra khỏi GAP

Nông dân xin ra khỏi GAP

24/02/2012 07:25 GMT+7

TT - Trong khi chính quyền địa phương và các nhà khoa học ra sức kêu gọi nông dân tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP (tiêu chuẩn toàn cầu và tiêu chuẩn VN về chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc) thì nông dân đang làm GAP lại đòi trở lại sản xuất bình thường. Vì sao?

Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang) là một trong những vùng chuyên canh được cấp chứng nhận GlobalGAP đầu tiên ở ĐBSCL năm 2008. Bao nỗi vui mừng, tự hào là “nông dân GAP” của họ giờ chẳng còn nữa. Thay vào đó là sự thất vọng hiện rõ trên gương mặt của những nông dân tiến bộ này.
QUOhudAO.jpgPhóng toQUOhudAO.jpg
Nông dân sản xuất vú sữa theo tiêu chuẩn GlobalGAP nhưng phải bán bằng giá vú sữa loại 1 - Ảnh: Mễ Thuận
Cực khổ mà chẳng được gì
"HTX chỉ được chứng nhận GlobalGAP một năm. 2-3 năm nay không có tiền tái chứng nhận vì nông dân không có tiền hùn vô làm. Trong năm 2011, HTX cũng không xuất khẩu được vú sữa Lò Rèn mà chủ yếu bán cho thị trường trong nước"
Ông Nguyễn Văn Ngàn (chủ nhiệm HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim)
Ông Nguyễn Ngọc Điều ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành là người xung phong vào mô hình trồng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim tiêu chuẩn GlobalGAP. “Tôi nghe nói làm GAP sẽ xuất khẩu dễ, giá cao, nông dân có nhiều tiền nên đăng ký liền dù biết là làm không hề dễ. Vậy mà bây giờ vú sữa GlobalGAP đổ xá ngoài chợ bán đồng giá với vú sữa khác” - ông Điều bức xúc.
Ông Điều có 3.000m2 trồng vú sữa theo tiêu chuẩn GlobalGAP và tham gia làm xã viên Hợp tác xã (HTX) vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim. Trồng theo tiêu chuẩn này phải thực hiện cả trăm yêu cầu rất khắt khe. Biết bao công sức, mồ hôi của gia đình ông Điều đổ xuống vườn vú sữa cả năm trời nhưng khi thu hoạch thương lái mua vú sữa GlobalGAP bằng giá vú sữa bình thường.

Thế là ông Điều quyết định xin rút khỏi mô hình GlobalGAP, trở lại canh tác theo kiểu truyền thống. “Ba năm qua tôi không còn lao tâm khổ tứ với vườn vú sữa như hồi còn làm GlobalGAP nữa. Tới lúc thu hoạch kêu thương lái vô bán xác cả vườn, khỏe re. Giá vẫn y như giá vú sữa GlobalGAP chứ đâu có tệ hơn. Hái xong họ còn bón phân, xịt thuốc luôn cho mình. Hồi làm GlobalGAP, mọi thứ mình phải làm rồi ghi chép cẩn thận, cực khổ lắm” - ông Điều nói.
Tương tự, nông dân Võ Tấn Hùng ở cạnh nhà ông Điều cũng trồng 4.000m2 vú sữa theo tiêu chuẩn GlobalGAP đúng một năm rồi xin rút! Ông Hùng giải thích: “Khi vú sữa nhà tôi trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP thì HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim chỉ lựa mua khoảng 30% sản phẩm đẹp, còn lại 70% chúng tôi phải bán cho thương lái với giá bèo”.
Năm 2009 là thời điểm đáng nhớ nhất đối với 26 hộ nông dân là xã viên của HTX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) vì 24ha bưởi của mình được chứng nhận GlobalGAP. Càng mừng hơn là ngay sau đó có gần 600 tấn bưởi Năm Roi của HTX Mỹ Hòa được xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ và một số nước châu Âu.
Thế nhưng, kể từ năm 2010 đến nay sản lượng bưởi xuất khẩu cứ giảm dần. Cả năm 2011 chỉ còn 36 tấn. Từ đầu năm 2012 đến nay chỉ mới xuất sang Hà Lan 15 tấn. Và chuyện gì đến cũng sẽ đến, 23 xã viên đã xin ra khỏi HTX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, từ bỏ GlobalGAP để trở về với cách làm truyền thống. Chỉ còn ba người cố gắng theo đuổi mô hình GAP. Tuy nhiên tình hình có vẻ không sáng sủa cho lắm khi chủ nhiệm HTX là ông Nguyễn Văn Nghĩa nói bây giờ chưa biết lấy đâu ra tiền để tái chứng nhận GlobalGAP.
Các xã viên này nói dù canh tác theo tiêu chuẩn GlobalGAP nhưng thực tế chỉ bán được 20-30% sản lượng giá cao hơn thị trường chút ít, còn lại 70-80% phải bán giá bình thường. Doanh nghiệp xuất khẩu chỉ chọn mua bưởi to, đẹp nhất và bỏ lại bưởi kích cỡ nhỏ hơn. Ngoài ra HTX Mỹ Hòa cũng không bao tiêu sản phẩm cho xã viên khi thu hoạch rộ, nên dù làm GlobalGAP nhưng họ vẫn phải đem bán xô ngoài chợ.
Không có tiền, đừng đòi GAP
Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa, chi phí tái chứng nhận cho hơn 23ha bưởi Năm Roi khoảng 7.000 USD. Hiện nay ông đang ráo riết chạy xin tài trợ, xin hỗ trợ của tỉnh để làm thủ tục tái chứng nhận vì chứng nhận cũ đã hết hạn từ tháng 9-2010.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện ở VN có khoảng sáu tổ chức, đơn vị được quyền chứng nhận GlobalGAP cho các loại nông sản như: Công ty TNHH SGS Việt Nam, Công ty TUV SUD PSB Việt Nam, Tổ chức chứng nhận IMO (Thụy Sĩ), Trung tâm Chứng nhận phù hợp QUACERT và Công ty cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất khẩu... Riêng việc chứng nhận VietGAP, hiện nay có đến 11 tổ chức được quyền cấp giấy cho nông dân.
Giá thẩm định, chứng nhận mỗi nơi mỗi khác. TS Nguyễn Hồng Thủy, phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật và công nghệ sinh học thuộc Sở Khoa học - công nghệ Tiền Giang, cho biết phí chứng nhận GlobalGAP cho khoảng 20ha vườn cây ăn trái dao động ở mức 3.100-3.200 USD. Riêng phí chứng nhận VietGAP khoảng 40 triệu đồng/20ha. Không chỉ phải bỏ ra số tiền lớn, nông dân còn mất thêm một năm ròng để thực hiện khoảng 70 tiêu chuẩn của VietGAP và 234 tiêu chuẩn của GlobalGAP trước khi các tổ chức nói trên thẩm định, cấp giấy chứng nhận.
Thời gian qua, đa số diện tích trái cây được chứng nhận VietGAP và GlobalGAP tại vùng ĐBSCL là do các doanh nghiệp tài trợ hoặc các viện, trường, chính quyền địa phương bỏ tiền ra làm nhằm mục đích lôi kéo nông dân tham gia. Thế nhưng ngặt một nỗi những chứng nhận GAP ấy chỉ có giá trị trong vòng một năm. Năm sau muốn tái chứng nhận thì nông dân phải tự bỏ tiền ra làm. “Chi phí cho lần tái chứng nhận cũng bằng với lần chứng nhận ban đầu. Do đó rất nhiều nông dân trong các mô hình, tổ hợp tác sản xuất hay HTX không có tiền để tái chứng nhận GAP nên họ đành buông xuôi” - TS Thủy nói.
Nông dân buông xuôi, trở lại cách làm truyền thống dẫn đến chất lượng trái cây giảm sút. Không thể phủ nhận việc canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP là xu thế tất yếu của nông nghiệp VN. Chỉ có như thế nông sản VN mới có thể tiến xa ra thị trường thế giới, tăng thêm giá trị và lợi nhuận cho nông dân, doanh nghiệp. Thế nhưng với cách làm theo kiểu hô hào, “đánh trống bỏ dùi” như hiện nay thì không thể trách nông dân trở lại kiểu canh tác truyền thống.
ĐBSCL hiện có khoảng 360.000ha trồng cây ăn trái. Hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre hiện có nhiều loại trái cây sản xuất theo quy trình GAP. Trong đó Tiền Giang có gần 300ha các loại trái cây đạt chứng nhận GlobalGAP và VietGAP như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, lúa HTX Mỹ Thành, chôm chôm Tân Phong, dứa HTX Quyết Thắng, thanh long, nhãn và sơri Gò Công... Bến Tre có khoảng 300 hộ trồng trên 150ha cây trái theo mô hình GAP như nhãn Long Hòa, chôm chôm Tiên Phú, bưởi da xanh Phú Thành, bưởi da xanh Hòa Nghĩa, măng cụt Long Thới, bưởi da xanh Mỹ Thành An...
ĐỨC TUYÊN - THÀNH BẮC










































































































http://tuoitre.vn/nong-dan-xin-ra-khoi-gap-479071.htm